Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Mừng Xuân Di Lặc


...... ... .

 

 

Vài sự kiện Phật giáo nổi bật tại Ấn Độ năm 2003

TN.Giới Hương

--- o0o --- 

   

 

 Kế thừa tinh thần từ bi và trí tuệ của Đức Phật, Phâốt giáo là một trong những xu hướng văn minh tiến bộ nhất thúc đẩy sự thức tỉnh vì hòa bình và đoàn kết nhân loại. Phật giáo là nhịp cầu tạo sự tin tưởng và tình yêu thương mà thế giới ngày nay cần thiết để phục hồi lại tình đoàn kết trong đại gia đình nhân loại.

 Thực tế cho thấy, Phật giáo là một tiến trình chuyển hoá tâm thức trong thời đại mới và tiến trình trí tuệ mang đầy chất liệu yêu thương qua phương tiện thiện xảo trí tuệ này phải được duy trì bằng mọi giá ngay cả trong những hình thức nghi lễ.

 Sự phát triển Phật giáo ở Ấn Độ trong năm 2003 đã nói lên điều đó, có thể được thấy qua những sự kiện tuần tự theo thời gian có liên quan đến những hoạt động và các nhân vật quan troống như sau:

TRÙNG TU HANG ĐỘNG AJANTA VÀ ELLORA

 Một ngân hàng Nhật bản đã cho vay với lãi suất thấp một ngân khoản 300 crore rupees (1 crore = 1 triệu rupees) cho việc trùng tu lại các hang động Aanta và Ellora. Các hang động Aanta, nơi mà cách đây 1600 năm là trụ xứ tôn nghiêm cho chư Tăng tu tập. Nơi đây có nhiều tượng Phật tạc trên đá và trên các vách hang có khắc các bức phù điêu, bức bích họa... mô tả nhiều giai đoạn về cuộc đời Đức Phật như trong kinh Bổn Sanh đã tường thuật. Còn các hang động Ellora có những công trình điêu khắc tuyệt hảo của cả Phật giáo, Hindu và Jain thuộc thế kỷ thỷ VII - XIII. Cả hai hang động này đều là di sản văn hóa thế giới.

 Hiện nay, do độ ẩm cao trong hang đã ảnh hưởng các bức bích hoạ và trụ tường bằng đá của hai hang động Aanta và Ellora khiến chúng đã trở thành lốm đốm và đen đậm hơn. Để bảo tồn chúng, cần phải sử dụng hóa chất để cứu vãn một số bức bích họa và việc này đang được làm khẩn cấp. Một chuyên gia trong công tác trùng tu đã trình bày như vậy.

 Hai hang động này đã thu hút khoảng 700.000 du khách mỗi năm và trong mỗi hang, các nhân viên hướng dẫn cho phép không quá 40 người một lần vào tham quan. Công ty Phát triển Du lịch của tiểu bang Maharashtra đang xem xét việc thiết lập Viện Bảo tàng Phương Đông (Museum-cum-Orientation) tại đây cho du khách.

 Một sự kiện có ý nghĩa nữa trong sự phát triển Phật giáo tại Ấn Độ là Bộ Khảo cổ học Ấn Độ đã khám phá ra nền móng của một đại tu viện Phật giáo Singhaprasta có cách đây 2000 năm, tọa lạc trên ngọn đồi Udayagiri ở làng Jaipur và một trụ đá Phật giáo thuộc thế kỷ thứ III cũng được phát hiện trên ngọn đồi Langudi cạnh bên.

 Trong công cuộc khai quật mới đây nhất về đại tu viện Singhaprasta cao hai tầng này, đã thấy có một tượng Phật cao 10 feet trong tư thế Bhumisparsa. Có một thông tin chưa được kiểm chứng cho biết đã tìm thấy xá lợi của Đức Phật trong một ngôi tháp gần đại tu viện Singhaprasta này. Một vài bia khắc cũng được tìm thấy và theo các nhà sử học thì chúng thuộc khoảng thế kỷ thứ IV. Một số nhà lịch sử nói rằng theo khám phá mới đây cho thấy Udayagiri là trung tâm Phật giáo nổi tiếng nhất của Orissa vào thời cổ đại.

 PHÁT HIỆN TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TẠI BANGLADESH VÀ TRIPURA

 Cũng mới đây, Bộ Khảo cổ Ấn Độ đã khám phá nền móng của một trung tâm Phật giáo lớn ở Boxanagar gần biên giới Bangladesh và Tripura. Điều này đã dẫn tới niềm tin rằng Phật giáo là một tôn giáo hưng thịnh ở Bangal và Tripura từ giữa thế kỷ thứ VII cho đến đầu thế kỷ XIV.

 Điều này được xác định bởi ông Guvahati Syed Jarnal Hasan, nhà giám sát khảo cổ của Bộ Khảo cổ học Ấn Độ. Ông Guvahati Syed Jarnal Hasan cho rằng do khám phá mới đây của Bộ Khảo cổ học về một ngôi tháp đồ sộ bằng gạch đã cho thấy vị trí của Boxanagar vào thời cổ đại là trung tâm Phật giáo.

 Ông ta cũng nói rằng mặc dù các nguồn sử cũng như tài liệu cổ đã không cung cấp bất kỳ thông tin nào về sự thiết lập Phật giáo ở Tripura. Tuy nhiên, công tác khai quật của các nhà khảo cổ đã cho thấy có các trung tâm Phật giáo trong tiểu bang này, một trong số chúng đã tọa lạc Shvam Sundar Tila ở phía Nam Tripura (được khai quật 2000-2002) và một trung tâm nữa mới đây tại Boxanagar.

 Ông Hasan cũng nói rằng có thể từ lúc các nhà cai trị của triều đại Devas đã thiết lập thủ phủ của họ ở Mainamati (hiện nay toạ lạc trong Bangladesh) và họ đã tôn đạo Phật là quốc giáo của họ. Ông hy vọng rằng các cuộc khai quật sẽ được tiếp tục và có thể đưa ra nhiều kết luận hơn về Tripura và Bangladesh.

 LADAKH

 Hội đồng những nhà lãnh đạo tôn giáo Ấn Độ vào ngày 31-5-2003 đã tổ chức một cuộc hội nghị vào dịp lễ hội Sindhu Darshan ở Leh, Ladakh với sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo (Indian Council of Religious Leaders: ICRL). Tiến sĩ B.K. Modi, Chủ tịch Hội ICRL, trong lời khai mạc đã phát biểu rằng Sindhu đã đưa ra một sự nhận thức mới về sự hợp nhất trong đa dạng. Trong khi nhà học giả nổi tiếng Kushok Bakula nhấn mạnh rằng bất bạo động là vũ khí tối ưu hơn các vũ khí hạt nhân và vũ khí này luôn luôn hữu hiệu mọi lúc và mọi nơi.

 SARNATH

 Tháng 2-2003 ông Vaira Aheywarddhana, Bộ trưởng Bộ Quản lý và Điều hành của Chính phủ Sri Lanka đã đến chiêm bái tu viện  Mulagandhakuty, Sarnath. Ông rất vui khi thấy chư Tăng Sri Lanka hiện diện ở Ấn Độ và có nhiều cống hiến cho đất nước này.

 Ông Trần Trọng Khánh, Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại New Delhi, đã đến chiêm bái khu di tích Sarnath và tu viện Mulagandhakuty vào tháng 2-2003. Sau khi lễ Phật, cúng dường hương hoa, ông bày toọ sự hoan hỉ về các hoạt động tôn giáo, xã hội, giáo dục và văn hóa của Hội Đại Bồ Đề. Trong buổi tọa đàm ngắn với Thượng tọa Kahawatte Shri Sumedha Thero, Đại sứ rất vui khi thấy một bức tranh của Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo trên bức tường của Bảo tàng viện Dhammapala.

 Ngày 19-7, vì lợi ích của dân chúng ở Okinawa và Hội Okinawa Peace Prayer Monument Okinawa, Nhật Bản, ông Nagarmine Nobuo tại Okinawa và ông Pramod Bakshi của Công ty Du lịch Okinawa cùng với 16 thành viên người Nhật đã đến viếng thăm tu viện Mulagandhakuty vào ngày 19-7-2003 để dự lễ nhận cây bồ đề con và đem về trồng tại Đài tưởng niệm Hòa bình Okinawa. Đài tưởng niệm Hòa bình Okinawa là nơi kỷ niệm những người đã mất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

 BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG

 Tại Bồ Đề Đạo Tràng, vào tháng 1-2003, đã tổ chức lễ Kalacakra -10 ngày thuyết pháp do Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chư Tăng và các giáo sư Phật học thuyết giảng và lễ cầu nguyện hòa bình. Cũng dịp này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham dự lễ khánh thành chùa Việt Nam Phật Quốc tự tại Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 11-11-2003 do Thượng tọa Huyền Diệu thành lập. Thượng tọa Huyền Diệu cũng đã sáng lập một ngôi chùa Việt Nam Phật quốc tự khác tại Lâm Tỳ Ni. Sự hiện diện các ngôi chùa Việt Nam tại Ấn Độ như một nhịp cầu nối nhau biểu hiện tình thân hữu Ấn Độ - Việt Nam trong mối liên kết toàn cầu hiện nay.

ANDRA PRADESH

(Bắc Ấn Độ)

 Vào ngày 6-4-2003, lễ khánh thành chùa Ananda Buddha Vihara thuộc tiểu bang Andra Pradesh ở phía Bắc Ấn Độ được cử hành. Ông Sh. Chandrababu Naidu, Thống đốc bang Andra Pradesh và Hòa thượng Hui Chong ở Phật Quang Sơn, cũng đến tham dự và đặt viên đá xây dựng tháp thờ Xá lợi Phật. Một nhánh cây bồ đề từ Anuradhapura ở Sri Lanka do Hòa thượng Gnaninda mang đến cúng dường và trồng tại chùa này. Đến tham dự còn có Hòa thượng T.Ananda, Hòa thượng Panyatikoka... từ Bangladesh, Myanmar...

 Hòa thượng Tinh Vân (Hsing Yun), Chủ tịch Hội Buddha’s Light International Association và cũng là vị khai sáng Phật Quang Sơn, đã rất hoan hỷ kết luận rằng: “Tôi tin rằng sẽ có nhiều Phật tử nữa trên thế giới sẽ đến đây để tu tập những lời Phật dạy và sẽ làm hồi sinh lại Phật giáo như thời Đức Phật còn tại thế” và ngài cũng tán thán chùa Ananda Buddha Vihara đã có nhiều nỗ lực để mang ánh sáng Chánh pháp của Đức Phật tại đây. Hòa thượng Satyamarayan Goenka ở Trung tâm Thiền Vipassana Dharmagiri cũng tán thán công đức về những thành tựu mà chùa Ananda Buddha Vihara đã đạt được. Hòa thượng Madine Pannasiha, Tổ của phái Dharmarakshita ở Amarapuranikaya, Maharagama, Sri Lanka đã tường thuật lại những mối liên kết giữa Andhra Desa và Sri Lanka trong thời cổ đại như sự vận chuyển Xá lợi răng Phật từ Dantapura, tiểu bang Andra Pradesh đến Kandy, Sri Lanka và được các vị vua xem như là một báu vật. Việc hiện nay cúng dường và trồng cây bồ đề con chiết từ Anuradhapura, Sri Lanka đem đến trồng tại chùa Ananda Buddha Vihara như một biểu tượng tình đoàn kết giữa Sri Lanka và Andra Pradesh vì mục đích truyền bá Chánh pháp và làm hồi sinh Phật giáo tại đất nước đã sản sinh ra Phật giáo nói chung và tiểu bang Andra Pradesh nói riêng.

 Để kết thúc buổi lễ, ông C. Ạnancya Reddy, Phó ban Hộ tự chùa Ananda Buddha Vihara đã trình bày lý do thành lập chùa: “vì thành lập một ngôi chùa có nghĩa là xây dựng một mô hình Phật giáo, nơi đó sẽ sản sinh ra nhiều trí tuệ, niềm tin và những thăng hoa trên tiến trình giải thoát tâm linh”.

 NEW DELHI

 Báo Asian Age, 13-10, New Delhi đã tường thuật rằng một Mạn đà la (Mandala hoặc Thanka) lớn nhất thế giới, dài 70m x 50m, nặng 2.000 kg mô tả về cuộc đời Đức Phật được làm tại Nhật Bản do 10.000 nghệ nhân từ 16 nước trên thế giới thực hiện hơn 5 năm qua. Tác phẩm đồ sộ này trị giá 3 - 4 triệu dô-la. Hòa thượng D.S.Uchida, vị Tổ thứ 17 của chùa Daioki (thành lập năm 1150) đã trả lời phóng viên của Báo Asian Age rằng: “Chúng tôi đã tổ chức một buổi lễ khánh thành và đặt toàn bộ linh hồn của mình vào bức Mạn đà la đó. Tâm nguyện của chúng tôi muốn đưa bức Mạn đà la này đến triển lãm ở Ấn Độ, nơi đã sản sinh ra Phật giáo và tại các nước lân cận Ấn Đôố. Giáo lý Đức Phật rất rộng lớn, vì thế chúng tôi quyết định mô tả cuộc đời và sự nghiệp của ngài trong một hình thức Mạn đà la to lớn, đó là lý do cho bức Mạn đà la được ra đời. Nếu sau khi được triển lãm ở New Delhi rồi, chúng tôi cuông muốn triển lãm bức Mạn đà la ở Nalanda, vì đó là nơi mà Phật giáo được du nhập đến Trung Hoa và Nhật Bản. Ngày triển lãm có thể khoảng từ ngày 7 đến ngày 12, tháng 12, 2003. Sau đó chúng tôi cũng sẽ triển lãm bức Mạn đà la ở buổi hòa nhạc vì hòa bình thế giới ở Nhà hát nổi tiếng Shokichi Kina”.

 MAHARASHTRA

 Tại cung điện Dragon, Komthi, quận Nagpur, tiểu bang Maharashtra, ngày 8-11-2003, đã tổ chức một buổi thảo luận về hòa bình thế giới với sự hỗ trợ của Hội Ogawa, Nhật Bản. Chủ tọa là ông S. Sulekha Tai.

 MUMBAI

 Báo của Hội Đại Bồ Đề cũng đã vô cùng thương tiếc báo tin bà S. Savita Ambedkar, phu nhân của cố Tiến sĩ B.F.Ambedkar đã từ trần tại thành phố Mumbai. Cố Tiến sĩ B.F.Ambedkar là nhân vật hoạt động Phật giáo nổi tiếng tại Ấn Độ, đã có nhiều cống hiến to lớn trong việc làm hồi sinh Phật giáo tại Ấn Độ trong thế kỷ XX. Cùng với chồng, bà S. Savita Ambedkar cũng đã tham gia trong nhiều công tác xã hội từ thiện và truyền bá Phật pháp.

 Ngoài ra, những cống hiến trong nhiều lãnh vực Phật học bao gồm các bài viết, các chuyên khảo, tin tức, chú giải thuật ngữ, bản dịch... cũng được in ấn xuất bản. Các tạp chí Sambodhi của Hội Đại Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, Mahabodhi ở Kolkata và Dharmadoot của Hội Đại Bồ Đề ở Sarnath, Buddha Vacana Trust của Hội Đại Bồ Đề ở Bangalore, các tạp chí của Học viện Phật giáo cao cấp Tây Tạng, Sarnath, Kannada của Dhamma Publications, Bangalore, và những sách báo Phật giáo của những nhà xuất bản tư nhân..., bà đã cùng chồng góp phần trong việc truyền bá con đường an lạc hạnh phúc đến các Phật tử, đặc biệt trong năm 2003 tại Ấn Độ này.

Delhi, 2-12-2003

 

 Tạp chí tham khảo:

 The Maha Bodhi, Maha Bodhi Society of India, Kolkata, 2003.

--- o0o ---

Vi tính: T. Thông Chơn - Huệ Dũng

Cập nhật ngày: 01-02-2004


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Thư Mục Mừng Xuân

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư :  Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544