Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Kinh Điển Phật Giáo


...... ... .


Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 14

Quyển thứ 329

Hội Thứ Nhất

Phẩm Xảo Phương Tiện

Thứ 50 - 2

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên đối các chỗ thẳm sâu như thế, nương lý thú tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu suy nghĩ thẳm kỹ, cân lường xem xét, nên tác nghĩ này: "Ta nay nên như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, ta nay nên như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà học".

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đối các chỗ thẳm sâu như thế, nương lý thú tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu suy nghĩ thẳm kỹ, cân lường xem xét, như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà học. Bồ tát Ma ha tát này do năng tinh siêng tu học như thế, nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khởi tâm một niệm hãy năng nhiếp lấy vô số vô lượng vô biên công đức, vượt vô lượng kiếp sanh tử trôi lăn, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, huống là năng thường tu Bát nhã Ba la mật đa không xen hở, hằng trụ tác ý tương ưng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Như người mê dục cùng kẻ nữ xinh đẹp, đôi bên yêu nhiễm đồng lập ước hẹn sẽ gặp nhau. Kẻ nữ trở ngại chẳng đến chỗ hẹn được, người này dục tâm quá mạnh chảy rót. Thiện Hiện! Nơi ý nghĩ sao? Người ấy dục niệm nghĩ chỗ nào mà chuyển động? Bạch Thế Tôn! Người ấy dục niệm nghĩ chỗ người nữ mà chuyển động, nghĩa là tác lên nghĩ này: "Làm sao kia phải đến chung hợp nơi đây, mừng vui giỡn khoái".

Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Người ấy dục niệm một ngày đêm sanh mấy lần? Bạch Thế Tôn! Người này trong một ngày đêm dục niệm rất nhiều. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khởi tâm một niệm như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà học, được vượt khỏi kiếp số sanh tử trôi lăn, cùng người mê dục trải một ngày đêm đã khởi dục dục niệm số lượng ấy ngang nhau.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này tùy nương Bát nhã Ba la mật đa đã thuyết lý thú, suy nghĩ tu học, tùy năng giải thoát bao nhiêu tội lỗi chướng ngại Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bấy nhiêu. Vậy nên, Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tinh siêng tu học tùy chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát này như Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm chỗ được công đức, nếu công đức này có hình lượng ấy, thời Tam thiên đại thiên thế giới chư Phật ngang bằng cát Căng già, chẳng thể dung chứa hết được. Giả sử các công đức khác đầy rẫy Tam thiên đại thiên thế giới chư Phật như cát Căng già, đem so sánh công đức này trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm muôn ức phần chẳng kịp một, ngàn muôn ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn muôn ức phần chẳng kịp một, như vậy nói rộng số phần, toán phần, kế phần, dụ phần cho đến cực số phần chẳng kịp một.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già bố thí cúng dường ngôi báu Phậ Pháp Tăng. Thiện Hiện! Nơi ý nghĩ sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, trải một ngày đêm như thuyết mà học, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là xe, các Bồ tát Ma ha tát cưỡi xe này mau đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, cung kính cúng dường Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát và các Như Lai Ư񮧠Chánh Đẳng Giác. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thện! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, trải một ngày đêm như thuyết mà học, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, vượt khỏi bậc Thanh văn và Độc giác, mau vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Lại năng tu hành các hạnh Bồ tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tinh siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tinh siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu là mẹ các Bồ tát Ma ha tát. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng sanh chúng Bồ tát Ma ha tát. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát nương dựa Bát nhã Ba la mật đa chóng năng viên mãn tất cả Phật pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, đem pháp bố thí tất cả hữu tình. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm, đem pháp bố thí tất cả hữu tình, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thời là xa lìa Nhất thiết trí trí. Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thời là chẳng xa lìa Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành bố thí Ba la mật đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành bố thí Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia.Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già an trụ nội không, an trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm an trụ nội không, an trụ ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, đối Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già an trụ chơn như; an trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định , pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm an trụ chơn như; an trụ pháp giới cho đến bất tư nghì giới, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành bốn niệm trụ; tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành bốn niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao?Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già an trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm an trụ khổ thánh đế, an trụ tập diệt đạo thánh đế, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao?Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định.Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành bốn tĩnh lự; tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao?Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành tám giải thoát; tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao?Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, tu hành không giải thoát môn, tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên. Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành không giải thoát môn, tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao?Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên,Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành Cực hỷ địa, tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành Cực hỷ địa; tu hành Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành tất cả tam ma địa môn, tu hành tất cả đà la ni môn. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành tất cả tam ma địa môn, tu hành tất cả đà la ni môn, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành Phật mười lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành Phật mười lực, tu hành bốn vô sở úy, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, không có lẽ ấy. Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa , đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có thối lui, đây có lẽ ấy. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, tu thành món món tài thí, pháp thí, ở chỗ vắng vẻ buộc niệm suy nghĩ điều tu hành từ trước, khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm tu hành món món tài thí, pháp thí, ở chỗ vắng vẻ buộc niệm suy nghĩ điều tu hành từ trước, khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khởi ra hồi hướng, phải biết đấy là hồi hướng rất thù thắng. Xa lìa Bát nhã Ba la mật đa khởi ra hồi hướng, phải biết chẳng gọi hồi hướng rất thù thắng được. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem chỗ tu hành khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát xa lìa Bát nhã Ba la mật đa, giả sử trải qua đại kiếp số cát Căng già, khắp vì căn lành công đức tất cả Như Lai Ư񮧠Chánh Đẳng Giác và các đệ tử quá khứ vị lai hiện tại, hoà hợp tùy hỷ, khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Bồ tát Ma ha tát này, do nhân duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước kia vô số vô lượng vô biên! Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã thuyết mà trụ, trải một ngày đêm khắp vì căn lành công đức tất cả Như Lai Ư񮧠Chánh Đẳng Giác và các đệ tử quá khứ vị lai hiện tại, hoà hợp tùy hỷ, khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chỗ được công đức rất nhiều hơn kia. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tất cả căn lành công đức tùy hỷ hồi hướng lấy Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà làm dẫn đầu. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, với các căn lành hòa hợp tùy hỷ, khắp vì tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Phật đã thuyết, phân biệt sở tác đều chẳng phải thật có, lấy nhân duyên nào các Bồ tát Ma ha tát thảy được phước vô số vô lượng vô biên? Bạch Thế Tôn! Phân biệt sở tác chẳng thể phát khởi chơn thật chánh kiến, chẳng thể đến vào Chánh tánh ly sanh, chẳng thể được quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, cũng chẳng thể được chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Phân biệt sở tác chẳng năng phát khởi chơn thật chánh kiến, chẳng thể đến vào Chánh tánh ly sanh, chẳng thể được quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, cũng chẳng thể được chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, biết tất cả món phân biệt sở tác trống không, vô sở hữu, hư dối chẳng thật. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khéo học nội không; khéo học ngoại không, khéo học nội ngoại không, khéo học không không, khéo học đại không, khéo học thắng nghĩa không, khéo học hữu vi không, khéo học vô vi không, khéo học tất cánh không, khéo học vô tế không, khéo học tán không, khéo học vô biến dị không, khéo học bổn tánh không, khéo học tự tướng không, khéo học cộng tướng không, khéo học nhất thiết pháp không, khéo học bất khả đắc không, khéo học vô tánh không, khéo học tự tánh không, khéo học vô tánh tự tánh không. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này an trụ không rồi, như như xem xét phân biệt sở tác trống không, vô sở hữu, hư dối chẳng thật như vậy, như vậy, tức chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này, như như chẳng lìa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như vậy, như vậy, được phước vô số vô lượng vô biên.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vô số vô lượng vô biên có sai khác gì không? Phật nói: Thiện Hiện! Nói vô số ấy, số chẳng khá được, chẳng thể đếm ở trong giới hữu vi, chẳng thể đếm ở trong giới vô vi. Nói vô lượng ấy, lượng chẳng khá được, chẳng thể lường ở trong pháp quá khứ, chẳng thể lường ở trong pháp vị lai, chẳng thể lường ở trong pháp hiện tại. Nói vô biên ấy, biên chẳng khá được, chẳng thể đo lường ngằn mé kia vậy.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vả có nhân duyên nên sắc cũng vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng vô số vô lượng vô biên chăng? Phật nói: Thiện Hiện! Có nhân duyên nên sắc cũng vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng vô số vô lượng vô biên. Bạch Thế Tôn! Nhân duyên nào nên sắc cũng vô số vô lượng vô biên, thọ tưởng hành thức cũng vô số vô lượng vô biên? Phật nói: Thiện Hiện! Sắc không, nên cũng vô số vô lượng vô biên. Thọ tưởng hành thức không, nên cũng vô số vô lượng vô biên.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì chỉ sắc không, thọ tưởng hành thức không, hay tất cả pháp cũng là không ư ? Phật nói: Thiện Hiện! Ta trước chẳng nói tất cả pháp đều không ư ?

Thiện Hiện đáp rằng: Phật tuy đã nói tất cả pháp đều là không, các hữu tình chẳng biết chẳng thấy chẳng hiểu, nên tôi nay lại khởi hỏi này. Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói sắc không, thọ tưởng hành thức cũng không. Như Lai thường nói nhãn xứ không, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng không. Như Lai thường nói sắc xứ không, thanh hương vị xúc pháp xứ cũng không.

Như Lai thường nói nhãn giới không, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng không. Như Lai thường nói sắc giới không, thanh hương vị xúc pháp giới cũng không. Như Lai thường nói nhãn xúc không, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng không. Như Lai thường nói nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng không.

Như Lai thường nói địa giới không, thủy hỏa phong không thức giới cũng không. Như Lai thường nói tánh nhân duyên không; tánh đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng không. Như Lai thường nói vô minh không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cũng không. Như Lai thường nói ngx không; hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả cũng không.

Như Lai thường nói bố thí Ba la mật đa không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng không. Như Lai thường nói nội không không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không cũng không. Như Lai thường nói chơn như không; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng không.

Như Lai thường nói niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng không. Như Lai thường nói khổ thánh đế không, tập diệt đạo thánh đế cũng không. Như Lai thường nói bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không. Như Lai thường nói tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng không. Như Lai thường nói không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng không.

Như Lai thường nói Cực hỷ địa không; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng không. Như Lai thường nói năm nhãn không, sáu thần thông cũng không. Như Lai thường nói tam ma địa môn không, đà la ni môn cũng không.

Như Lai thường nói Phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không. Như Lai thường nói pháp vô vong thất không, tánh hằng trụ xả cũng không. Như Lai thường nói nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không.

Như Lai thường nói quả Dự lưu không; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán cũng không, Như Lai thường nói Độc giác Bồ đề không. Như Lai thường nói tất cả hạnh Bồ tát không. Như Lai thường nói chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không.

Như Lai thường nói bậc dị sanh không; bậc Thanh văn, Độc giác, Bồ tát, Như Lai cũng không. Như Lai thường nói pháp hữu sắc pháp vô sắc không; pháp hữu kiến pháp vô kiến, pháp hữu đối pháp vô đối, pháp hữu lậu pháp vô lậu, pháp hữu vi pháp vô vi cũng không. Như Lai thường nói pháp quá khứ vị lai hiện tại không; pháp thiện, bất thiện, vô ký; pháp buộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; pháp học, vô học, phi học, phi vô học; pháp kiến bị dứt, tu bị dứt, chẳng bị dứt cũng không.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Ta thường nói các pháp đây đều không.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp không tức là vô tận, cũng là vô số, cũng là vô lượng, cũng là vô biên. Bạch Thế Tôn! Trong các pháp không, tận chẳng thể được, số chẳng thể được, lượng chẳng thể được, biên chẳng thể được. Do nhân duyên này, vô tận vô số vô lượng vô biên, văn nghĩa không sai khác.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Vô tận vô số vô lượng vô biên, văn nghĩa không sai khác, vì đều chung hiển rõ các pháp không vậy. Thiện Hiện! Tất cả pháp không đều chẳng thể nói. Như Lai phương tiện nói là vô tận, hoặc nói vô số, hoặc nói vô lượng, hoặc nói vô biên, hoặc nói là không, hoặc nói vô tướng, hoặc nói vô nguyện, hoặc nói vô tác, hoặc nối vô sanh, hoặc nói vô diệt, hoặc nói lìa nhiễm, hoặc nói vắng lặng, hoặc nói Niết bàn, hoặc nói chơn như, hoặc nói pháp giới, hoặc nói pháp tánh, hoặc nói thật tế. Các nghĩa như thế đều là Như lai phương tiện diễn nói.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như Lai phương tiện khéo léo rất lạ. Thật tướng các pháp chẳng thể tuyên nói được, mà vì hữu tình phương tiện chỉ rõ. Bạch Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói ấy, tánh tất cả pháp đều chẳng thể nói?

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Tánh tất cả pháp đều chẳng thể nói. Sở dĩ vì sao? Tánh tất cả pháp đều rốt ráo không, không có kẻ năng tuyên nói rốt ráo không ấy được.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nghĩa chẳng thể nói có tăng giảm chăng? Phật nói: Thiện Hiện! Nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời bố thí Ba la mật đa cũng lẽ không tăng không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời bốn niệm trụ cũng lẽ không tăng không giảm; bốn chánh đoạn, bốn thần thông, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời bốn tĩnh lự cũng lẽ không tăng không giảm;bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời tám giải thoátũng lẽ không tăng không giảm;tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời không giải thoát môn cũng lẽ không tăng không giảm; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời Cực hỷ địa cũng lẽ không tăng không giảm; Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời năm nhãn cũng lẽ không tăng không giảm, sáu thần thông cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời tam ma địa môn cũng lẽ không tăng không giảm, đà la ni môn cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời Phật mười lực cũng lẽ không tăng không giảm; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời pháp vô vong thất cũng lẽ không tăng không giảm, tánh hằng trụ xả cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu nghĩa chẳng thể nói không tăng không giảm ấy, thời nhất thiết trí cũng lẽ không tăng không giảm; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng lẽ không tăng không giảm.

Bạch Thế Tôn! Nếu bố thí Ba la mật đa không tăng không giảm; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành bố thí Ba la mật đa, tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu niệm trụ không tăng không giảm, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành niệm trụ, tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu bốn tĩnh lự không tăng không giảm, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành bốn tĩnh lự, tu hành bốn vô lượng, bốn vô sắc định để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu tám giải thoát không tăng không giảm, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành tám giải thoát, tu hành tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu không giải thoát môn không tăng không giảm, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành không giải thoát môn, tu hành vô tướng, vô nguyện giải thoát môn để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu Cực hỷ địa không tăng không giảm, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành Cực hỷ địa, tu hành Ly cấu địa cho đến Pháp vân địa để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu năm nhãn không tăng không giảm, sáu thần thông cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành năm nhãn, tu hành sáu thần thông để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu tam ma địa môn không tăng không giảm, đà la ni môn cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành tam ma địa môn, tu hành đà la ni môn để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu Phật thập lực không tăng không giảm, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành Phật thập lực; tu hành bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu pháp vô vong thất không tăng không giảm, tánh hằng trụ xả cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành pháp vô vong thất, tu hành tánh hằng trụ xả để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Bạch Thế Tôn! Nếu nhất thiết trí không tăng không giảm, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng không tăng không giảm ấy; thời Bồ tát Ma ha tát làm sao tu hành nhất thiết trí; tu hành đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí để chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 14

Quyển thứ:  | 326| 327|  328| 329|  330|

 331| 332| 333|  334|  335| 336| 337|  338|  339| 340

 341| 342| 343|  344|  345|  346|  347|  348|  349| 350

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phương Trang & Thế Tâm
 Thiền Lâm Đông Phương

Cập nhật: 01-01-2003


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Thư Mục Kinh Điển Phật Giáo

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com