Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Kinh Điển Phật Giáo


...... ... .


Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 7

Quyển Thứ 151

Hội Thứ Nhất

Phẩm So Lường Công Đức

Thứ 30-49

 

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh tự Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán tập diệt đạo thánh hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế không. Tự thánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế điều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán tậo diệt đạo thánh đế hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh để thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế, tự tánh tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán khổ thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chă󮧠nên quán tập diệt đạo thánh đế hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì khổ thánh đế, tự tánh khổ thánh đế không; tập diệt đạo thánh đế không. Tự tánh khổ thánh đế đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tập diệt đạo thánh đế đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, khổ thánh đế chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tập diệt đạo thánh đế đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có khổ thánh đế hãy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nử nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nử nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy; Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc thường hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh bốn vô lượng, bôn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được, bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn tĩnh lự thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bồn tĩnh lự hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn tĩnh lự thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

 

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam Tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn tĩnh lự hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì bốn tĩnh lự, tự tánh bốn tĩnh lự không; bốn vô lượng, bốn vô sắc định không. Tự tánh bốn tĩnh lự đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn tĩnh lự chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn tĩnh lự thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh tám thắng xứ, chính thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tự tánh tám thánh xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh, tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, miền biến xứ đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh ; tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được , huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán tám giải thoát hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì tám giải thoát, tự tánh tám giải thoát không; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ không. Tự tánh tám giải thoát đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, tám giải thoát chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có tám giải thoát thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bồn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực,, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tự tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bãy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây cức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tự tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi , tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán bốn niệm trụ hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì bốn niệm trụ, tự tánh bốn niệm trụ không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, tự tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi không. Tự tánh bốn niệm trụ đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, bốn niệm trụ chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có bốn niệm trụ thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây chũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đây, không giải thoát môn chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự; tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc ngả hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoár môn thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán không giải thoát môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì không giải thoát môn, tự tánh không giải thoát môn không; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không. Tự tánh không giải thoát môn đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, không giải thoát môn chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có không giải thoát môn thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô thường Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán năm nhãn hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán sáu thần thông hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì năm nhãn, tự tánh năm nhãn không; sáu thần thông, tự tánh sáu thần thông không. Tự tánh năm nhãn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu thần thông đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, năm nhãn chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; sáu thần thông cũng chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có năm nhãn thảy khá được, huốnhg là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán năm nhãn hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán sáu thần thông hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì năm nhãn, tự tánh năm nhãn không; sáu thần thông, tự tánh sáu thần thông đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, năm nhãn chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; sáu thần thông chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có năm nhãn thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán năm nhãn hoặc ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán sáu thần thông hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì năm nhãn, tự tánh năm nhãn không; sáu thần thông, tự tánh sáu thần thông không. Tự tánh năm nhãn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu thần thông đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, năm nhãn chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; sáu thần thông chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có năm nhãn thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán năm nhãn hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán sáu thần thông hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì năm nhãn, tự tánh năm nhãn không; sáu thần thông, tự tánh sáu thần thông không. Tự tánh năm nhãn đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh sáu thần thông đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, năm nhãn chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; sáu thần thông chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có năm nhãn thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ phát tâm Vô lượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Phật mười lực hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực, tự tánh Phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không. Tự tánh Phật mười lực đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Phật mười lực chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Phật mười lực thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Phật mười lực hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực, tự tánh Phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không. Tự tánh Phật mười lực đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Phật mười lực chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Phật mười lực thảy không khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đda, chẳng nên quán Phật mười lực hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực, tự tánh Phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không. Tự tánh Phật mười lực đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Phật mười lực chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Phật mười lực thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán Phật mười lực hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì Phật mười lực, tự tánh Phật mười lực không; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không. Tự tánh Phật mười lực đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, Phật mười lực chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có Phật mười lực thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ pháp tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vậy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán pháp vô vong thất hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nên quán tánh hằng trụ xả hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất, tự tánh pháp vô vong thất không; tánh hằng trụ xả, tự tánh tánh hằng trụ xã không. Tự tánh pháp vô vong thất đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh hằng trụ xả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, pháp vô vong thất chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; tánh hằng trụ xả chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có pháp vô vong thất thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán pháp vô vong thất hoặc vui hoặc khổ, chẳng nên quán tánh hằng trụ xả hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất, tự tánh pháp vô vong thất không; tánh hằng trụ xả, tự tánh tánh hằng trụ xả không. Tự tánh pháp vô vong thất đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh hằng trụ xả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, pháp vô vong thất chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; tánh hằng trụ xả chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có pháp vô vong thất thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán pháp vô vong thất ngã hoặc vô ngã, chẳng nên quán tánh hằng trụ xả hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất, tự tánh pháp vô vong thất không; tánh hằng trụ xả không. Tự tánh pháp vô vong thất đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh hằng trụ xả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, pháp vô vong thất chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; tánh hằng trụ xả chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có pháp vô vong thất thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán pháp vô vong thất hoặc tịnh hoặc bất tịnh, chẳng nên quán tánh hằng trụ xả hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất, tự tánh pháp vô vong thất không; tánh hằng trụ xả, tự tánh tánh hằng trụ xả không. Tự tánh pháp vô vong thất đây tức chẳng phải tự tánh, tự tánh tánh hằng trụ xả đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, pháp vô vong thất chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; tánh hằng trụ xả chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có pháp vô vong thất thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, vì kẻ pháp tâm Vô thượng Bồ đề tuyên nói Tĩnh lự Ba la mật đa, tác lời như vầy: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán nhất thiết trí hoặc thường hoặc vô thường; chẳng nên quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí, tự tánh nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Tự tánh nhất thiết trí đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, nhất thiết trí chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều chẳng khá được, thường vô thường kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhất thiết trí thảy khá được, huống là có thường cùng vô thường kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán nhất thiết trí hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc vui hoặc khổ; chẳng nên quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc vui hoặc khổ. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí, tự tánh nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Tự tánh nhất thiết trí đây tứ chẳng phải tự tánh; tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, nhất thiết trí chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều chẳng khá được, vui cùng khổ kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhất thiết trí thảy khá được, huống là có vui cùng khổ kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán nhất thiết trí hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí, tự tánh nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Tự tánh nhất thiết trí đây cức chẳng phải tự tánh; tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đây, nhất thiết trí chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều chẳng khá được, ngã vô ngã kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhất thiết trí thảy khá được, huống là có ngã cùng vô ngã kia. Người năng tu tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Lại tác lời này: Thiện nam tử! Ngươi nên tu Tĩnh lự Ba la mật đa, chẳng nên quán nhất thiết trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh; chẳng nên quán đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc tịnh hoặc bất tịnh. Vì cớ sao? Vì nhất thiết trí, tự tánh nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Tự tánh nhất thiết trí đây tức chẳng phải tự tánh; tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đây cũng chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức Tĩnh lự Ba la mật đa. Đối Tĩnh lự Ba la mật đa đây, nhất thiết trí chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều chẳng khá được, tịnh bất tịnh kia cũng chẳng khá được. Sở vì sao? Vì trong đây hãy không có nhất thiết trí thảy khá được, huống là có tịnh cùng bất tịnh kia. Nếu người năng tu Tĩnh lự như thế là tu Tĩnh lự Ba la mật đa.

Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tác những thuyết đây, đấy là tuyên nói chơn chánh Tĩnh lự Ba la mật đa.

 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 7

Quyển thứ:   151 | 152 | 153 | 154  | 155 

156  | 157  | 158  | 159 | 160 |  161 | 162 | 163 | 164 | 165

 166 | 167 | 168 | 169  | 170 | 171 | 172 | 173 | 174 | 175

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Thục Đức - Nguyên Châu

Cập nhật: 01-01-2003


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Thư Mục Kinh Điển Phật Giáo

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com