Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Tập san

Nghiên Cứu Phật Học


...... ... .

 

TẬP SAN

NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

PHẬT GIÁO THỪA THIÊN - HUẾ

Số 5 - Phật lịch 2546. Phổ biến nội bộ.

--- o0o ---

Mục Lục

Thư ngỏ của Ban Biên Tập.

1 Giới Thiệu Phẩm Văn-thù thăm bịnh, Kinh Duy-ma-cật. _Tuệ Sỹ,

2.Vô Thường và Biến Chuyển Trong Phẩm II Trung Luận: Quán Khứ Lai._Hồng Dương,

3. Giới thiệu Lịch Sử Phát Triển Bát Nhã và Bát Nhã Tâm Kinh Tại Việt Nam_Thích Thái Hòa,

4. Thơ Tuệ Nguyên, Phổ Đồng, Trúc Lam.

5. Ngôi Chùa Trong Tâm Tưởng hay Một Thoáng Của Mùa Xuân Vĩnh Cửu. Thích Phước An,

6.Thập Nhị Nhân Duyên.  Thích Đức Thắng,

7. Chùa Trúc Lâm Đại Thánh. Thích Lưu Thanh,

8. Xây Dựng Xã Hội Trên Nền Tảng Ngũ Giới. Nguyên Phương,

9. Đơn Giản. Quảng Thông,

10. Ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đối Với Pháp Luật Triều Lý. Lê Văn Kinh,

11. A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận. - Thích Phước Viên dịch và chú

12. Taking Buddhism as a Refuge.Hue Gia

 

=====

 Editorial.

1.  Mañjuśrī’s Call On Vimalakīrti, by Tue Sy.

2. Impermanence And Change In The Chapter II Of Madhyamaka śāstra, by Hong Duong.

3. A Note On The Development Of The Prajñāpāramitā Thought And Prajñāpāramitāhṛdaya-sūtra In Vietnam, by Thich Thai Hoa.

4. The Twelve Links In The Chain Of Causation, by Thich Đuc Thang.

5. The Pagoda In Memory Or A Flash Of The Eternal Spring, by Thich Phuoc An.

6. The Pagoda Trúc Lâm, by Thich Luu Thanh.

7. Poems by Tue Nguyen, Pho Đong, Truc Lam.

8. Creating A Society Based On The Five Precepts, by Nguyen Phuong.

9. The Simplicity, by Quang Thong.

10. The Influence Of Buddhism On The Laws Of The Dynasty Ly, by Le Van Kinh.

11. Abhidharma kośabhāsyam, trans. by Thich Phuoc Vien.

12. Taking Buddhism as a Refuge, by Hue Gia.
 

 

Thư ngỏ 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. 

Kính thưa chư vị tôn đức,

Cùng các bạn đọc xa gần, 

Một lần nữa, Mùa Xuân lại trở về với những người Việt Nam con Phật chúng ta, trong cũng như ngoài nước. Trước hết, Ban biên tập chúng tôi xin kính gởi đến chư Tôn đức lời chúc nguyện một năm mới chan hoà niềm hỷ lạc. Kính gởi đến các bạn đọc xa gần, lời chúc mừng năm mới đầy tin yêu, thông cảm và an lành trong nụ cười Di Lặc.

Thưa quý vị,

TẬP SAN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC - THỪA THIÊN & HUẾ vừa tròn một năm. Một năm với những khó khăn và khiêm tốn. Trong khó khăn, chúng tôi phải tự vươn mình đứng dậy từ trong phật pháp để khẳng định lấy mình và nhận lấy phần nào trách nhiệm đối với sự hưng vong của chánh đạo. Trong khiêm tốn, chúng tôi đã cùng nhau gắn bó hoà hợp trong thanh tịnh để nói lên tiếng nói chân thật hữu ích và cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để những trái tim con phật biết trổi dậy vượt qua trạng thái mơ màng do bầu khí vô minh nghiệp chướng đè nặng, để có thể tiếp xúc được với âm thanh Sư tử đã rống lên từ đỉnh cao non Thứu trầm hùng, bởi trái tim đại bi của đấng Thế Gian Giải, từ hơn hai mươi sáu thế kỷ nay.

Thưa quý vị,

Trong buổi bình minh của chánh pháp, đức Thế tôn đến vườn Nai giảng dạy cho năm anh em Kiều trần Như bài pháp Bốn thánh đế. Qua đó, một bức tranh về cuộc đời đã được vẽ lên và tô đậm bằng hai sắc thái: thứ nhất, đó là sự bức bách của khổ đau và thứ hai là cảnh giới an lạc giải thoát; mà cả hai đều từ tâm địa của con người lưu xuất. Thưa quý vị, cũng xin được nói rằng, chữ địa ở đây có nghĩa là đất; tâm địa là mảnh đất tâm; như trong kinh Tâm Địa Quán đã nói “Các pháp thiện ác, năm thú, hữu học, vô học, độc giác, bồ tát và như lai đều từ tâm sinh cũng giống như các loại ngũ cốc, ngũ quả đều từ đất mọc, cho nên gọi là tâm địa”.

Tâm địa là bổn nguyên của vạn pháp. Và một khi tâm địa được khai thông, tuệ giác viên dung liền xuất hiện. Đó là điều mà Thiền sư Bách Trượng (741-814) từng nói “Tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu”.

Cho nên, điều cốt yếu đối với người con phật là phải khai thông tâm địa. Người có được tâm địa khai thông chính là người tiếp xúc được với mùa xuân vĩnh cửu, là người biết yêu đạo, là sứ giả của Như lai, là người sống cuộc đời an lạc hạnh phúc. Ngược lại, người mà tâm địa chưa khai thông hẳn không gì khác hơn là một kẻ cùng tử, không biết viên ngọc của cha mẹ ban cho đành phải lang thang vạn nẻo, thậm chí ăn nhờ ở đậu, gánh thuê vác mướn cho người dân thiên hạ để kiếm từng miếng cơm manh áo qua ngày; lại phải sống trong phập phồng, lo âu, sợ hãi; một cuộc sống nếu có mùa xuân, bất quá cũng chỉ là mùa xuân của năm tháng, của đợi chờ, mùa xuân của sát na sinh diệt.

Bằng tuệ giác Phật đà, cũng tại vườn Nai và thông qua chúng tỳ kheo ấy, đức Thế tôn đã gởi đến cho toàn thể nhân loại một thông điệp khẳng định rằng : TỪ KHỔ ĐAU, CON NGƯỜI CÓ THỂ VƯƠN TỚI GIẢI THOÁT GIÁC NGỘ BẰNG CHÍNH NỖ LỰC CỦA TỰ THÂN.

Là đệ tử của Phật, xuất gia và tại gia, chúng ta hãy cùng nhau tiếp nhận và chuyển hoá thông điệp đó vào đời sống thực tiễn hằng ngày trên từng cá nhân nhằm tạo dựng một mùa xuân đích thực cho chính mỗi một chúng ta, đồng thời cho cả muôn vạn người anh em trong mọi tầng lớp xã hội.

Trong chiều hướng đó, xuân Quý Mùi, là năm thứ hai của Tập San Nghiên Cứu Phật Học Thừa Thiên-Huế, Ban biên tập chúng tôi nguyện cùng nhau cố gắng làm những gì có thể làm được để tạo nên một cánh én tung bay giữa đất trời bao la của mùa xuân Di Lặc. Cũng trong tinh thần đó chúng tôi rất mong sự quan tâm hỗ trợ mọi mặt của Chư vị Tôn đức, các Phật tử và bạn đọc xa gần, để ý hướng của Tập San được phổ biến rộng rãi đến mọi người.

Kính chúc Chư Tôn đức và quý vị, một năm mới đầy hân hoan và đầm ấm trong ánh hào quang của chư Phật.

Huế, ngày 30. 12. 2002

 TM. Ban Biên Tập,

HT. Thích Thiện Hạnh

--- o0o ---

 |Mục Lục Tập San 5 |

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-03-2003


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Thư Mục Mừng Xuân

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư :  Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544