Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Phật Giáo Việt Nam


...... ... .

 

Chùa An Dưỡng
một danh lam của tỉnh Khánh Hòa

Thích Tâm Trí

---o0o---
 

 

Mục lục

 

 

1. Lời nói đầu

Đạo Phật đã sớm có mặt tại Khánh Hòa ngay từ thời kỳ đầu mở nước trên đường Nam tiến của người Việt đàng trong. Chưa kể tại đất Khánh Hòa xưa đã thấy có sự xuất hiện của Phật giáo. Theo nhà sử học Lê Mạnh Thát trong Lịch Sự Phật Giáo Việt Nam thì: "Chiếc bia Võ Cạnh tìm thấy tại làng Võ Cạnh ở Nha Trang, thường được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ II sau dương lịch viết bằng Phạn văn. Để cho Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thế kỷ ấy, nền văn minh Aᮍ Độ vào thời ấy chủ đạo là Phật giáo".

Như vậy trước khi đất Khánh Hòa thuộc về Việt Nam thì Phật giáo đã có mặt tại Khánh Hòa hơn mười bốn thế kỷ trước đó. Thế nhưng cho đến nay chưa có công trình nào viết về Phật giáo tại Khánh Hòa, ngoài hai công trình, một của cố thi hào Quách Tấn qua cuốn Xứ Trầm Hương, và hai là của nhà địa chính Nguyễn Đình Tư qua cuốn Non Nước Khánh Hòa. Hai cuốn trên tuy có viết về Phật giáo Khánh Hòa, nhưng không chuyên sâu về khảo cứu nên không đáp ứng được nhu cầu của người đọc khi muốn tìm hiểu sâu về sự truyền bá Phật giáo tại Khánh Hòa trước đây như thế nào.

Vì lòng hiếu cổ, chúng tôi cố lần theo dấu vết người xưa tham khảo những sách sử có liên quan đến "Xứ Trầm Hương" này hầu làm sáng tỏ đôi chút về lịch sử Phật giáo, không phải là của toàn tỉnh Khánh Hòa, mà khiêm tốn chỉ xung quanh một ngôi cổ tự mà cà hai công trình của Quách Tấn và Nguyễn Đình Tư đã "bỏ sót".

Do lòng nhiệt thành là chính nên sự thiếu sót và cạn cợt là điều khó tránh khỏi, rất mong nhận được sự chỉ giáo của các hàng thức giả.

Viết tại thôn Thái Thông
Ngày Phật thành đạo năm 2000
Tỳ Kheo Thích Tâm Trí.

 

 

2. Khái quát bối cảnh lịch sử 

Do vị trí địa dư của nước Việt Nam, vào thế kỷ mười sáu, mười bảy muốn mở rộng bờ cõi cha ông ta, chỉ cách duy nhất là Nam tiến, bởi phía Bắc có nước Trung Hoa khổng lồ án ngữ, phía Đông là biển và phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp che chắn. Do đó, năm 1558 khi Nguyễn Hoàng được người anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn nhậm đất Thuận Hóa, sau cho kiêm luôn xứ Quảng Nam. Nguyễn Hoàng mau chóng mở mang bờ cõi về phía Nam bằng cách vừa đánh chiếm đất của Chiêm Thành, vừa qui dân lập ấp nhằm tạo nguồn lực về dân số và kinh tế để: một mặt cũng cố "Vương quốc"của dòng họ Nguyễn Phúc, mặt khác là để chống cự lại sự "xâm lăng"của Chúa Trịnh ở Đàng ngoài.

Theo "Việt Nam Sử lược" của Trần Trọng Kim thì: năm Tân Hợi (1611) Nguyễn Hoàng vào đánh nước Chiêm Thành, lấy đất lập ra phủ Phú Yên, chia ra làm hai huyện là : Đồng Xuân và Tuyên Hòa. Đến năm Quí T1653), vua nước Chiêm là Bà Thấm, sang quấy nhiễu ở đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần, sai Quan Cai Cơ là Hùng Lộc sang đánh. Bà Thấm phải dâng thư xin hàng. Chúa Nguyễn để từ sông Phan Rang trở vào cho vua Chiêm, còn từ sông Phan Rang trở ra lấy làm Phủ Thái Ninh, sau đổi thành Phủ Diên Khánh (Khánh Hòa bây giờ). Đặt dinh Thái Khang để Hùng Lộc làm Thái thú"

Như vậy, đất Khánh Hòa thuộc về Việt Nam vào giữa thế kỷ 17 (1653). Nói cách khác, từ năm 1653 người Việt Nam bắt đầu sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất mới Khánh Hòa. Điều đó cũng có nghĩa là Đạo Phật đã có mặt tại Khánh Hòa vào năm 1653, vì khi một cộng đồng dân tộc di cư đến một nơi nào, đồng thời cũng mang truyền thống văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán theo họ đến nơi đó. Điều nầy còn được cũng cố bởi các nguyên do sau:

_Thứ nhất, không kể các thế kỷ trước, riêng thế kỷ 17 không thôi, thì ở Việt Nam lúc ấy, chỉ duy nhất có Đạo Phật là đầy đủ hình thức tổ chức của một tôn giáo. Nho và Lão giáo cũng có, nhưng chỉ giới hạn trong giới trí thức, Sĩ tử và mang nặng tính triết học, chánh trị chứ không phổ biến sâu rộng trong dân gian như Phật giáo.

_Thứ hai, họ Nguyễn ở Đàng trong coi Phật giáo là quốc giáo. Theo "Việt Nam sử luận" của giáo sư Nguyễn Lang thì:…Trong thâm ý của Chúa Nguyễn đạo Phật có thể làm nơi nương tựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn". Theo "Việt Nam Phật giáo sử lược" của Thượng Tọa Mật Thể thì :"Họ Nguyễn đối với Phật giáo hết lòng sùng thượng, nào dựng Chùa, nào đúc tượng, nào đúc chuông rất nhiều"

Điều nầy được thực tế xác nhận, đơn cử năm 1611, Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa, ba năm sau. Ông đã cho bắt đầu xây dựng Chùa Thiên Mụ ở xã Hà Khê huyện Hương Trà (VNPGSL Nguyễn Lang). Song song với hai điều nêu trên, còn có một nguyên do nữa để chứng minh Đạo Phật sớm có mặt tại vùng đất Khánh Hòa. Đó là tâm trạng người dân đi định cư lập nghiệp ở nơi xa xứ. Với ho,#273;ức tin tôn giáo luôn là niềm an ủi, nó gắn bó thiết thân trong đời sống tinh thần của họ.Vì đức tin tôn giáo không những giúp nguôi ngoai nỗi nhớ cố hương, mà còn giúp họ nuôi hy vọng để hướng đến tương lai, có lẽ vì vậy Chúa Nguyễn ở đàng trong hết lòng sùng thượng đạo Phật và coi đạo Phật như "món ăn" tinh thần của những lưu dân nơi vùng đất mới Khánh Hòa .

 

ad-tc2.jpg (90158 bytes)

Chùa An Dưỡng nhìn từ góc trái

 

3. Bới lông tìm vết

Từ những nguyên do trên ,ta có thể suy đoán: khoảng mười lăm năm, sau ngày đất Khánh Hòa thuộc về Việt Nam thế񍊠 nào cũng có Chùa thờ Phật được xây cất. Tất nhiên Chùa được dựng bằng tranh nứa mây tre và qui mô không có lấy gì to lớn.

Vậy chùa An Dưỡng thuộc thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái được tạo lập vào năm nào? Hiện nay chưa biết được chính xác vì:

_Thứ nhất: Sự kế truyền qua các đời Sư trụ trì của Chùa không được thống nhất và liên tục .

a/ Không được thống nhất:

Vị Tổ khai sơn của Chùa có pháp húy (tên trong đạo) là THIỆT PHÚ, đời thứ ba mươi lăm thuộc Thiền phái Lâm Tế. Thiền phái này được truyền sang Việt Nam bởi các Thiền Sư Trung Hoa, với dòng kệ truyền pháp:

Tổ định giới định tôn

Phương quảng chứng viên thông,

Hành siêu minh thiệt tế,

Liễu đạt ngộ chơn không ..v.v..

Nếu sự kế truyền được nhất thống thì vị kế tiếp Ngài Thiệt Phú phải có pháp húy được bắt đầu bằng chữ TẾ, tức đời thứ 36 và vị tiếp theo là chữ LIỄU đời thứ 37 và.v.v.. Thế nhưng những Long vị hiện thờ nơi tổ đường của Chùa, thì vị kế tiếp ngài THIỆT PHÚ không mang chữ TẾ hay chữ LIỄU, mà là chữ Đại (Đại Quang) và chữ Đạo (Đạo Thuận). Hai vị này không thuộc về dòng kệ truyền pháp của vị tổ khai sơn, mà thuộc dòng kệ truyền pháp của tổ THIỆT DIỆU LIỄU QUÁN.

Ngài là vị Thiền Sư Việt Nam đầu tiên ở Đàng trong xuất ra dòng kệ truyền pháp cho thiền phái của Ngài, kệ ấy như sau:

Thiệt tế đại đạo

Tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận…

Sự kiện trên cho thấy sự kế thừa qua các đời Sư trụ trì của Chùa, không được nhất thống từ trên xuống theo thứ tự của một dòng kệ truyền pháp

B/ Không liên tục:

Chỉ riêng đời thứ ba mươi tám, Chùa có đến ba vị Sư trụ trì thuộc ba dòng kệ truyền pháp khác nhau.

* Một là Ngài Đạo Thuận. Ngài nầy thuộc dòng kệ truyền pháp của tổ THIỆT DIỆU LIỂU QUÁN

* Hai là Ngài Đạt Phước. Ngài thuộc dòng kệ truyền pháp của tổ THIỆT PHÚ (tổ khai sơn Chùa An Dưỡng), nhưng cách tổ THIỆT PHÚ hai đời.

* Ba là Ngài Chương Huấn, Ngài nầy thuộc dòng kệ truyền pháp của tổ MINH HẢI. Ngài là người khai sơn Chùa Chúc Thánh, Quảng Nam với dòng kệ truyền pháp: 

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Chúc thánh thọ thiên cửu vv…

Sang đời Sư trụ trì thứ ba mươi chín, vị nầy lại thuộc về dòng kệ truyền pháp của tổ THIỆT PHÚ. Ngài có pháp húy là Ngộ Chí, tự Châu Phê. Đời thứ bốn mươi và bốn mươi mốt không có. Nhưng có đời thứ bốn mươi hai, đó là Ngài Trừng Minh, tự Hữu Thế, Ngài thuộc dòng kệ của tổ THIỆT DIỆU LIỂU QUÁN.

Sự trình bày trên, ta thấy các đời Sư trụ trì của Chùa không được truyền thừa theo một dòng kệ nhất thống từ trên xuống, mà có đến ba dòng kệ đan xen vào nhau. Điều nầy nói lên các đời Sư trụ trì của Chùa không được liên tục và thường bị gián đoạn.

Thứ hai:

_Kinh qua những cuộc chiến tranh giữa nhà Nguyễn Tây Sơn với nhà Nguyễn Gia Miêu, sau đó là cuộc chiến chống thực dân, đế quốc với hơn một thế kỷ đất nước ngập chìm trong khói lửa chiến chinh, thử hỏi môﴠngôi Chùa cổ khiêm tốn nằm giữa vùng thôn quê hẻo lánh, làm sao có thể bảo toàn được những di tích đặc trưng của mình, khỏi bị những tác động xấu do chiến tranh gây nên.

Từ những nguyên nhân trên khiến hiện nay ta khó có thể xác định một cách chính xác, là Chùa An Dưỡng được tạo lập vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng chúng ta vẫn cố lần theo sách sử cũng như những di vâﴠcủa Chùa để tìm hiểu niên đại khai sáng của ngôi cổ tự nầy.

Vào năm 1644, người Mãn Châu đánh đổ nhà Minh của người Hán và lập lên nhà Thanh ở Trung Hoa, từ đó phát sinh nhiều phong trào "Bài Thanh phục Minh"của người Hán. Nói khác đi, sau khi nhà Thanh cai trị toàn bộ nước Trung Quốc đã nảy sinh ra nhiều xung đột giữa hai dân tộc. Người Hán luôn tìm cách chống lại sự thống trị của người Mãn Châu, và người Mãn Châu cũng nghi kìm mọi cách để trấn áp sự quật khởi của người Hán, do vậy mới có việc các tướng tá, dân thường và Tăng lữ người Hán vượt biên sang Việt Nam(Đàng trong) xin làm thường trú nhân.

Theo "Việt Nam Sử Lược". Thì năm Kỷ Mùi (1679) , có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây), là Dương Ngạn Định, phó tướng Hoàng Tiến. Tổng binh Châu Cao, Châu Lôi và Châu Liêm (Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phổ (tức đất Gia Định).

Cũng theo Việt Nam sử lược: "bấy giờ có người khách Quảng Đông tên là Mạc Cửu, trong khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên Tàu, bỏ sang ở Chân Lạp, thấy ở phủ Sài Mạc có nhiều người các nước đến buôn bán, bèn mở sòng đánh bạc, rồi lấy tiền chiêu mộ những lưu dân lập ra bảy xã, gọi là Hà Tiên. Năm mậu tý (1708) Mạc Cửu xin về chúa Nguyễn. Chúa phong cho làm chức Tổng binh giữ đất Hà Tiên".

Trên đây là những tướng tá và dân thường vì bất phục nhà Thanh chạy sang Việt Nam (Đàng trong) xin tạn. Còn các vị du Tăng Trung Hoa thì sao?

Theo Việt Nam Phật Giáo sử luận của Nguyễn Lang thì: Thế kỷ thứ mười bảy ghi nhận sự có mặt của các Thiền sư Trung Hoa tại Đàng trong:

_Các Thiền sư Viên Cảnh, Viên Khoan ở Quảng Trị.

_Thiền sư Minh Hoằng khai sơn Chùa Ấn Tôn, Thuận Hóa.

_Thiền sư Giác Phong khai sơn Chùa Thiên Thọ, Thuận Hóa.

_ Thiền sư (Minh Hải) Pháp Bảo khai sơn Chùa Chúc Thánh, Quảng Nam.

_Quốc Sư Hưng Liên, trụ trì Chùa Tam Thai, Quảng Nam.

_Thiền Sư Minh Hải Phật Bảo, khai sơn Chùa Thiên Ấn. Quảng Ngãi.

_Thiền sư Tế Viên khai sơn Chùa Hội Tôn, Phú Yên.

_Thiền sư Nguyên Thiều khai sơn Chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định và Chùa Quốc Ân ở Hà Trung, Thuận Hóa.

_Thiền sư Thạch Liêm khai sơn Chùa Thiền Lâm, Thuận Hóa.

Tất cả đều thuộc phái Thiền Lâm Tế, chỉ trừ hai vị Hưng Liên và Thạch Liêm thuộc Thiền phái Tào Động.

Vấn đề là Thiền Sư TẾ VIÊN, Ngài khai sơn Chùa Hội Tôn (tức Chùa Cổ Lâm xã An Thạch ) ở Phú Yên. Ngài người Trung hoa, không rõ ông sang Đàng trong vào năm nào, và khai sơn Chùa Hội Tôn được bao lâu, trước khi thiền sư Liểu Quán đến đây làm chú tiểu lúc lên 12 tuổi (1682)?

Thiền Sư Liểu Quán, húy Thiệt Diệu, theo Nguyễn Đình Tư trong "Non nước Phú Yên": "Thuở ấy Nguyễn chúa Minh Vương rất yêu mến đạo đức của Ngài thường mời vào cung đàm đạo, nhưng Ngài vẫn từ chối không muốn lui tới chốn quyền môn". Còn giáo sư Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận: "Nếu ở Đàng ngoài Thiền sư Chân Nguyên được xem là nhân vật then chốt để phục hưng Phật Giáo Đàng ngoài. thì ở Đàng trong, Thiền sư Liểu Quán được xem là vị Thiền sư lãnh đạo công việc phục hưng Phật giáo Đàng trong".

Điều cần nhấn mạnh là, trong khoảng thời gian từ năm 1644 đến năm 1687, đại đa số các Thiền Sư Trung Hoa sang Việt Nam trong thời kỳ này, các Ngài phần đông đều có pháp húy được bắt đầu bằng chữ Minh như.

_Thiền sư Minh Hành đến kinh đô Thăng Long vào năm 1633" (VNPGSL nguyễn Lang).

_Thiền sư Minh Hoằng người khai sơn Chùa AᮠTôn (Chùa từ Đàm ngày nay), không rõ Ngài sang Đàng trong vào năm nào.

_Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, người khai sơn Chùa Chúc Thánh, Quảng Nam. "Tương truyền ông từ Quảng Đông được Nguyên Thiều mời qua Đại Việt trong thời chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691)".

_Thiền sư Minh Hải Phật Bảo, người khai sơn Chùa Thiên Aᮬ Quảng Ngãi. Không rõ Ngài sang Việt Nam vào năm nào.

Đồng thời còn có các thiền sư: Minh Vật Nhất Trí, Minh Giác Kỳ Phương, Minh Dung Pháp Thống, Minh Trí Nguyệt Hạnh …Những vị này sang Đàng trong thể theo lời thỉnh mời của Chúa Nguyễn Phúc Trân, qua trung gian là Ngài Nguyên Thiều (VNPGSL-Mật Thể ). Điều đáng ý là, trong những Thiền Sư Trung Hoa sang Đại Việt (Đàng trong) trong thời gian nầy có một vị cũng có Pháp húy bắt đầu bằng chữ MINH, đến định cư tại Ninh Hòa, Khánh Hòa đó là Thiền Sư Minh Lượng. Không rõ Ngài sang Đàng trong vào năm nào, chỉ biết Ngài có hai vị đệ tử xuất gia là Thiệt Địa và Thiệt Phú.

_Thiền Sư Minh Lượng khai sơn Chùa Bửu Phong ở thôn Phong Aᰬ xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa. Không rõ Ngài sang Việt Nam là do tạn nhà Thanh (1644-1687), hoặc do Ngài Nguyên Thiều vâng mệnh chúa Nguyễn mời sang (1687-1691). Sau hai khoảng thời gian trên, không thấy có sách sử nào ghi chép về việc các Thiền Sư Trung Hoa, du hành sang Việt Nam có Pháp húy khởi đầu bằng chữ Minh. Hai vị đệ tử xuất gia của Thiền sư Minh Lượng: Thiệt Địa, Thiệt Phú.

_Ngài Thiệt Địa, người khai sơn Chùa Kim Sơn ở thôn Ngọc Hội xãVĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang.

_Ngài Thiệt Phú, người khai sơn Chùa An Dưỡng tại Thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang.

Nguyên lai hai Ngài THIỆT ĐỊA và THIỆT PHÚ?

Sở dĩ xác quyết hai Thiền Sư Thiệt Địa và Thiệt Phú là đệ tử của Thiền sư Minh Lượng là vì:

_ Đến nay (1997), tại Khánh Hòa nói chung chưa tìm thấy có vị nào có Pháp húy chử MINH ngoài Thiền sư Minh Lượng như đã nêu.

_ Chỉ có chữ MINH mới truyền xuống chữ THIỆT. Chẳng hạn:"Hành siêu minh thiệt tế…" hay "Minh thiệt pháp toàn chương".

_ Hiện nay tại thôn Phú Gia xã Ninh Trung, huyện Ninh Hòa còn lưu thờ Long vị và Mộ Tháp của Ngài Thiệt Địa tại Chùa Kim Ấn. Ngài là người khai sơn.

_ Theo đại lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm năm nay 89 tuổi (1997) cho biết hai Ngài Thiệt Địa và Thiệt Phú là đệ tử của Thiền sư Minh Lượng. Cũng theo Hòa Thượng Trí Nghiêm, các Ngài đều là người Trung Hoa. Cho dù hai Ngài Thiệt Địa và Thiệt Phú là người Hoa hay người Việt thì hai Ngài vẫn cùng thế hệ với Ngài Thiệt Diệu Liểu Quán, người Việt Nam.

 

ad-qac.jpg (80306 bytes)

Quan Âm Các -  Chùa An Dưỡng nhìn từ xa

4. Thử đối chiếu giữa hai ngài THIỆT DIỆU và THIỆT PHÚ 

_Ngài Thiệt Diệu người Việt Nam, sinh năm Mậu Tuất (1670) tại tỉnh Phú Yên, xuất gia với Thiền Sư Tế VIÊN, người Trung Hoa. Năm 20 tuổi (1690 ) "ông vượt núi băng ngàn ra tận Thuận Hóa, tìm tới Chùa Thiên Thọ ở núi Hàm Long cầu học với Thiền sư Giác Phong" (VNPGSL- Nguyễn Lang).

_ Ngài Thiệt Phú không rõ tịch năm nào? Chỉ biết Ngài sinh năm Ất mùi (1667). Bia ký nơi mộ tháp còn ba chữ "Lai Ất Mùi". Theo Phật Giáo sinh ra đời là "Lai "và chết là "Khứ ".

_Như vậy tuổi đời của Ngài Thiệt Phú lớn hơn Ngài Thiệt Diệu ba tuổi (1667–1670). Năm 1690, Ngài Thiệt Diệu ra Thuận Hóa tầm Sư học đạo, lúc này Ngài đã 20 tuổi.

_Vậy cũng có thể năm 1690 Ngài Thiệt Phú, cùng Thầy là Thiền sư Minh Lượng sang Việt Nam_ Đàng trong. Điều này trùng hợp với việc Chúa Nguyễn Phúc Trân nhờ Ngài Nguyên Thiều sang Trung Hoa, mời các Thiền Sư Trung Hoa qua Việt Nam mở Đại giới đàn trong thời gian từ 1687 –1691. Và lúc này Ngài Thiệt Phú đã 24 tuổi 1667 –1691.

_Năm 1708, Ngài Thiệt Diệu khai sơn Chùa Thiền Tông ở núi Thiên Thai, Thuận Hóa, lúc đó Ngài đã 38 tuổi đời.

_Vậy cũng có thể năm 1708, Ngài Thiệt Phú khai sơn Chùa An Dưỡng và Ngài đã được 41 tuổi đời (để phân biêﴍ với tuổi đạo). Đồ𮧠thời năm 1708, đất Khánh Hòa nội thuộc Việt Nam được 55 năm (1653–1708) một thời gian tương đối đủ để người dân Việt xây dựng quê hương mới của mình về nhiều lĩnh vực, trong đó có Đình, Chùa.

Điều quan trọng hơn cả là, theo Đại nam Nhất Thống Chí có đoạn ghi :"Chùa Kim Sơn, ở thôn Ngọc Tỏa ( nay là Ngọc Hội), huyện Vĩnh Xương, xưa gọi là Chùa Kim Sơn, không rõ dựng từ đời nào, năm Canh Thân (1740), đời Thế Tông Hoàng Đế, sắc cho đổi tên là Chùa Qui Tôn, lại ban cho biển ngạch. Năm 1740 là năm Cảnh Hưng nguyên niên. Đàng trong dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765).Vậy tính từ năm Chùa Kim Sơn do Ngài Thiệt Địa khai sáng đến nay đã tròn 257 năm (1740-1997); tức là tính từ năm được Chúa Nguyễn ban biển ngạch; nếu tính vậy là không hợp lý. Bởi chẳng lẽ Chùa vừa cất xong liền được nhà Chúa ban biển ngạch sao?

Xưa nay một ngôi Chùa được Vua Chúa, hoặc nhà đương quyền quan tâm ban tặng sắc tứ, biển ngạch hay di tích lịch sử, ngôi Chùa ấy phải hội đủ một trong các yếu tố sau:

_Chùa mang nặng một dấu ấn lịch sử về một mốc thời gian nào đó rất quan trọng của đất nước.

_Chùa được xây dựng trên qui mô lớn và có nét đặc trưng về nghệ thuật kiến trúc.

_Chùa có ảnh hưởng tốt và tọa lạc một nơi danh thắng.

_Chùa có một, hoặc nhiều bậc Cao Tăng Đại Đức cư ngụ gây được ảnh hưởng tốt trong dân gian, hoặc có đóng góp vào việc "An bang tế thế" của nhà đương quyền.

Đại nam Nhất Thống Chí còn cho biết "…không rõ dựng từ đời nào …".Vậy có thể Chùa Kim Sơn được xây dựng trước năm 1708, hoặc ít ra là năm 1708, nếu giả thuyết này hợp lý thì sau 32 năm, Chùa được xây dựng mới được Chúa Nguyễn ban cho biển ngạch.Theo chúng tôi thời gian như vậy là đủ, và không thể ít hơn đối với một dinh trấn hãy còn "non trẻ" như dinh Thái Khang (Khánh Hòa hiện nay). Nếu năm 1708 là năm Chùa Kim Sơn được khai sáng, tính đến nay đã là 289 năm (1708_1997), và Chùa An Dưỡng cũng thế.

_Chùa Kim Sơn và Chùa An Dưỡng do hai Ngài Thiệt Địa và Thiệt Phú sáng lập, có thể có sự khác nhau về thời gian, nhưng không quá xa.

 

5. Vị thế chùa An Dưỡng tọa lạc

Chùa An Dưỡng tọa lạc trên một khu đất cồn bãi. Cách nay 289 năm, khu đất này được bao quanh bởi sông Ngư Trường và một chi lưu của sông này.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí: "Sông Phú Lộc ở cách huyện Vĩnh Xương 100 trượng về phía bắc, có ba nguồn:

_ một nguồn từ ngã ba sông Cầu chảy về phía đông 21 dặm qua thôn Xuân Mỹ.

_ một nguồn từ trong động Mản, chảy về phía đông nam 28 dặm đến xã Xuân Mỹ thì hợp nhau, rồi chảy về phía đông bắc 27 dặm, rồi vào sông Phú Lộc, qua phía bắc tỉnh thành, lại chảy về phía đông 12 dặm, qua xã Phú Xuân, rồi chia thành ba nhánh: một nhánh chảy về phía Bắc chừng 12 dặm; một nhánh chảy về phía đông nam hơn 10 dặm, đều đổ ra cửa lớn Cù Huân; một nhánh từ thôn Hội An chảy chuyển sang phía nam 19 dặm đổ vào cửa bé Cù Huân, tục gọi sông Ngư Trường tức sông nầy. Sông Ngư Trường hiện nay không còn, chỉ còn từng khúc, từng đoạn chạy từ tây xuống đông và đông nam, qua các xã Diên An, Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp Vĩnh Thái và Vĩnh Trường. Cửa Bé Cù Huân hiện nay thuộc về địa phận phường Vĩnh Trường.

Do đâu Ngài Thiệt Phú đê񮠫hu đất nầy kiến lập Chùa AN DƯỠNG:

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC): "Tấn Cửa Bé Cù Huân ở cách huyện Vĩnh Xương 29 dặm về phía đông nam" (ĐNNTC ghi là phía đông bắc. Theo chúng tôi, ghi như thế không đúng, vì phía đông bắc huyện Vĩnh Xương không có Tấn Cửa Bé Cù Huân), cửa lạch rộng 190 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống sâu 4 thước. Ngoài cửa có hòn Lam Nguyên, hòn Tằm, hòn BaLa, hòn Lớn, hòn Môn, các đảo nầy bao quanh, tàu thuyền tụ tập. Gió Bắc thì tàu đổ phía Nam núi, gió tây thì đổ phía bắc núi, đều được an ổn. Gần đó có thôn Trường Tây".

Theo đọan văn trên của ĐNNTC, thì có thể Ngài Thiệt Phú từ Ninh Hòa, theo thương thuyền địa phương để vào Diên Khánh hóa đạo, thuyền đi vào ngã Cửa Bé Cù Huân theo sông Ngư Trường tiến lên Diên Khánh. Khi đi ngang qua khu đất nầy (khu đất hiện chùa An Dưỡng tọa lạc) Ngài phát hiện thấy đây là cuộc đất đắc địa có thể kiến tạo Chùa để hoằng hóa Phật pháp. Nhân đó Ngài dừng bước vân du để ở lại đây lập Chùa tu niệm và độ sinh.

Địa thế Chùa AN DƯỠNG:

Xét về mặt phong thủy, Chùa tọa lạc trên một thế đất, sau lưng có hòn Dữ, hòn Ngang (xã Diên Điền) ở về hướng tây bắc làm "huyền vũ"(lưng dựa), tiền diện là hướng đông nam, gần thì có sông Ngư Trường làm "minh đường", xa thì có hòn núi Cấm làm án phong (núi Cấm thuộc địa phận thôn Thái Thông). Bên hữu có dãy Cửu Khúc sơn chạy từ núi Bộc Bố (dân gian thường gọi núi Bộc Bố là Suối đổ) theo hướng đông nam xuống đến núi Giáng Hương, tức "hữu bạch hổ". Bên tả có dãy núi hòn Thơm (xã Vĩnh ngọc), cũng theo hướng đông nam xuống hòn Sạn, và dãy núi Cù Lao tạo nên thế "tả thanh long". Theo thuật phong thủy thì đây là một cuộc đất"đắc địa’.

Tổ khai sơn Chùa AN DƯỠNG

Như đã trình bày, Ngài Thiệt Phú là người Trung Hoa, theo thầy là Thiền sư Minh Lượng sang Đàng trong, định cư tại Ninh Hòa, Khánh Hòa vào khoảng thập niên 1680. Không rõ Ngài tịch năm nào, vì chữ được khắc nơi mộ tháp của Ngài đã bị hư rất nhiều, chỉ còn sáu chữ "Pháp danh THIỆT PHÚ giác linh" ở giữa bia và ba chữ "Lai Ất Mùi" ở bên phải bia. Tức Ngài sinh năm AᴠMùi (1667). Tuy nhiên, có thể căn cứ vào mộ tháp để suy diễn đôi điều về con người và đạo phong tu hành của Ngài.Mộ tháp, thường thì hầu hết các vị Sư Tăng khi viên tịch đều được an táng về hướng tây của Chùa (Tây Qui), Mộ Tháp Ngài Thiệt Phú cũng vậy. Có điều chúng ta không rõ Tháp của Ngài được xây vào thời gian nào, xây sau khi Ngài tịch hay về sau mới xây? Nếu tháp được xây ngay sau khi Ngài tịch, thì ai là người chủ trương? Nếu người chủ trương xây tháp là đệ tử xuất gia, thì tại sao các Long vị hiện còn thờ nơi Tổ đường không có vị nào pháp húy chữ TẾ, tức chữ do chính Ngài truyền xuống? hoặc chữ LIỄU, tức chữ thuộc thế hệ "Cháu" Ngài Thiệt Phú?. Hay cũng có thể Ngài không có đệ tử xuất gia và Mộ Tháp của Ngài là do các đệ tử tại gia cùng chung xây Tháp? Tất cả hiện nay vẫn là vấn đề còn tồn nghi. Nhưng, nhìn vào qui mô to lớn của Tháp, ta có thể đoán được phần nào về người nằm trong Tháp.

Tháp được chia làm hai phần Nội –Ngoại:

a-Phần Ngoại:

Phần ngoài của Tháp là một bức tường thành bao quanh Tháp. Tường cao 90cm, dày 40cm theo hướng tây bắc - đông nam. Chiều dài của tường đo được 4 thước 40cm, chiều ngang là 3m70cm, mặt tiền có lối vào hai bên lối vào là hai trụ, xây theo kiểu trụ vuông, cách nhau 1,90 m. Trên mỗi đầu trụ đắp một đóa sen hàm tiếu, cả trụ và búp sen cao 1,20m. Mặt tiền của mỗi trụ là một "khóm sen cả lá lẫn hoa" –đắp nổi theo dạng phù điêu. Từ hai trụ kéo giãn ra hai góc, uốn lên lõm xuống theo dáng cánh sen cách điệu rất uyển chuyển. Tường thành được xây cách Mộ tháp 38cm.

b-Phần nội:

Tháp gồm có ba tầng, tầng một cao 1,38m, rộng 2m, bốn mặt đều nhau.Bên dưới chạy nổi hai đường viền. Tầng hai cao 90cm, rộng 1,20m. Tầng ba cao 70cm, rộng 90cm, có đắp phù điêu "bát bửu’. Trên cùng là một bông sen Hàm tiếu cao 60cm, đường kính 40cm. Tổng chiều cao của tháp là 2,98m.

Mặt tiền phần nội là một Hương án, có đắp chân quì cao 20cm, bề ngang 60x40cm, tiếp đó là Bia ký. Bia cao 90cm, rộng 60cm, viền bia đắ񰠮ổi hoa văn chữ vạn. Bia được ẩn sâu vào thân tháp 5cm. Nội dung bia còn lại những dòng sau: dòng giữa "…Pháp danh Thiệt Phú Giác Linh" dòng bên phải còn ba chữ "Lai Ất Mùi". Dòng bên trái không còn chữ . Bên ngoài bia có câu đối chữ nổi còn nguyên vẹn, mỗi vế năm chữ:

"Lạc hồng lai mãn địa

Hoa khai chẫm oanh đề"

Tạm dịch:

"Lạc hồng về chật đất

Hoa nở thắm oanh kêu".

Cả hai phần nội, ngoại Tháp không xây bằng gạch hay ghè ống, mà bằng đá núi nhỏ. Chất liệu gồm: cát, đá núi loại nhỏ và vữa.Theo các Bô lão trong thôn, vửa được tạo thành từ vôi, mật đường, chất nhờn của cây Bời lời, ba thứ pha lại với nhau rồi trộn với cát để xây..

II-Đạo phong Ngài Thiệt Phú:

Hiện chưa tìm thấy có sách sử nào ghi chép về đạo phong, hành trang và sở học của các đời Sư trụ trì Chùa An Dưỡng nói chung, và của tổ Thiệt Phú nói riêng. Tuy nhiên, Tháp Mộ vừa nêu ta có thể nhận xét, Ngài Thiệt Phú là bậc cao Tăng Đại Đức.

Cách nay hơn hai trăm năm chắc chắn là cư dân thôn Thái Thông hãy còn rất ít, và như vậy sẽ không đủ cả về nhân lực, tài lực để xây nên một ngôi Mộ tháp với qui mô tương đối to lớn và đẹp đẽ như trình bày. Để xây dựng một ngôi Mộ tháp như vậy, cần có sự đóng góp tiền bạc, công sức của Tăng, tín đồ từ nhiều nơi. Ngay như những Mộ tháp về các đời sau, khi cư dân trong thôn đã đông đúc cũng không có Mộ tháp nào "bề thế" như Mộ tháp Ngài Thiệt Phú. Điều đó đủ để tin rằng Ngài Thiệt Phú là một cao Tăng đương thời, Ngài có đủ uy đức nhiếp hóa được nhiều giới kính mộ và quy y với Ngài. Nếu giả thiết này không đúng, thì Ngài phải là một người uyên bác về Nho học và Phật học, nhân đó Ngài dùng sở học, sở tu để cảm hóa các hàng Quan lại, chức sắc trong Phủ , Huyện. Chỉ với một trong hai dữ kiện trên mới đủ uy lực thôi thúc lòng tín ngưỡng của mọi người, khiến họ hoan hỷ hiến cúng sức lực tiền của để tạo dựng nên một ngôi Mộ Tháp qui mô to đẹp vào bậc nhất thời ấy (có thể nói như thế ) để tỏ lòng kính ngưỡng của họ đối với Ngài.

Ngay như hiện nay cũng vậy, hầu hết các bậc chân tu, đạo cao đức trọng, khi quí Ngài viên tịch. Tăng Ni và Phật tử đều rất hoan hỷ cúng dường tịnh tài để tôn tạo Mộ tháp Quí Ngài thật trang nghiêm. Dù lúc sinh thời bản thân Quí Ngài không muốn điều đó.

 

6. NGÀI CHƯƠNG HUẤN VÀ VIỆC IN KINH ĐẠI KHOA DU GIÀ 

Như đã trình bày, Chùa An Dưỡng có đến ba vị trụ trì đều thuộc đời thứ 38, và cả ba thuộc về ba thiền kệ (phái ) truyền thừa khác nhau. Không rõ Mộ Tháp của ba vị này được an táng ở đâu? Hiện nay chùa có khoảng 4 ngôi Mộ tháp: Một của Ngài Thiệt Phú, một của Ngài Ngộ Chí, một của Ngài Trừng Minh, và một ngôi không rõ vị nào, vì chữ khắc nơi Bia ký không còn. Đặc biệt là trường hợp Ngài Chương Huấn. Ngài là người tổ chức in Kinh tại Chùa An Dưỡng, một người làm nên một "kỳ tích cho Phật Giáo Khánh Hòa", thế nhưng không thấy Long vị của Ngài nơi Tổ đường. Cũng không nghe ai truyền tụng gì về Ngài.

Ngài Chương Huấn thuộc đời 38 của dòng Thiền Chúc Thánh Quảng Nam. Không rõ Ngài về trụ trì Chùa An Dưỡng năm nào, sau đó viên tịch tại đâu? Chỉ biết vào năm Minh Mệnh thứ 13, Ngài tổ chức in Kinh "Đại Khoa Du Già "tại Chùa An Dưỡng.

Sự việc là thế này: Năm 1993 nhân có việc đi Diên Khánh, chúng tôi (Thích Tâm Trí) được Thượng Tọa Thích Như Pháp – trụ trì Chùa Thiên Lộc, xã Diên An trao cho một bản in photocopy với những hàng chữ Hán:

"Đại Việt Quốc, Diên Khánh phủ, Vĩnh Xương huyện, Xương Hà tổng, Thái An xã tức hữu :

_An Dưỡng tự húy Chương Huấn , tự Tông giáo trụ trì thủ hộ Kinh.

_Thiên Lộc tự, húy thượng Đạo hạ Nguyên ,Viên Dung Hòa thượng chứng minh

_Long quang tự, húy thượng Liểu hạ Đạt tự Bảo Hưng đại Sư truyền thọ.

Kệ vân :

Mỗi nhật thần hôn nghệ chú hương,

Tạ thiên tạ địa tạ quân vương

Thường kỳ xứ xứ điền hòa thục,

Đản nguyện gia gia thọ mệnh trường,

Thánh chúa hiền thân an xã tắc.

Phụ từ tử thuận ổn gia nương,

Tứ phương bình định can qua tức,

Tam chúc toàn xưng tụng vô cương.

Chư gia đàn Việt tín …(mất hai chữ ).

Tạm dịch :

Xã thái an, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh, nước Đại Việt có: Thích Chương Huân, tự Tông giáo trụ trì chùa An Dưỡng in ấn bảo hộ kinh.Hòa Thượng Thích Đạo Nguyên, hiệu Viên Dung, trụ trì chùa Thiên Lộc chứng minh "việc in Kinh".

Đại sư Thích Liểu Đạt, tự Bảo Hưng, tọa chủ chùa Long Quang phát hành kinh.

Kệ rằng :

Ngày ngày sớm chiều năng đốt hương,

Tạ ơn trời đất, tạ ơn Vua

Thường mong nơi nơi, ruộng đồng tươi tốt được mùa

Nguyện cầu nhà nhà mọi người được trường thọ,

Và đấng Minh quân, tôi hiền trị yên xã tắc

Bậc làm cha thì hiền, làm con thì thuận.

Khiến những bậc Cha Mẹ được an lòng.

Bốn phương thiên hạ thái bình, không có chiến tranh.

Ba là cầu chúc những điều trên mãi mãi lâu bền

Các nhà Đàn Việt tín (cúng)

Thượng Tọa Như Pháp cho biết bản photocopy nầy được trích từ một quyển Kinh hiện do Thầy Như Thông lưu giữ. Thời gian sau, chúng tôi đến Tịnh thất Thầy Như Thông xin được xem quyển Kinh. Xem xong, chúng tôi ngỏ ý muốn thỉnh quyển Kinh về lại Chùa để làm "Gia bảo", và Thầy Như Thông hoan hỷ đồng ý. Quả là "châu về hợp phố".

Đây là Kinh thuộc Mật Giáo, Kinh được dùng vào việc cúng chẩn thí âm linh, tên Kinh là "Đại Khoa Du Già". Cúng thí âm linh có hai khoa nghi, một là"Đại Khoa Du Già", hai la 𦱵ot; Tiểu Khoa Mông Sơn ".

Kinh in trên giấy trắng, loại tốt, chữ in sắc nét, rõ và đẹp. Khổ giấy 17x27. Kinh có cả thảy chín mươi ba (93) tờ kép, 186 tờ đơn. ( Ở phần đầu Kinh bị mất một số tờ), mỗi tờ có tám hàng chữ, mỗi hàng có 18 chữ, và không phải toàn bộ quyển Kinh đều in một cỡ chữ, có tờ chỉ in vài chữ thuộc về Mật chú, có tờ phần trên in hình tượng Phật, hình chư vị Sư ngồi chẩn tế và hình ảnh các âm hồn, cô hồn đến nghe Kinh và lãnh thọ của thí. Phần dưới là những bài thần chú và hướng dẫn cách kiết âᮬ có tờ in chữ nhỏ lại, đó là phần chú giải những điều quan yếu trong chánh Kinh. Trang áp chót ghi:

"Minh Mệnh thập tam niên, tuế thứ nhâm thìn, ngũ nguyệt, sơ tam nhật (Ngày mồng ba tháng năm, năm nhâm thìn, Minh Mạng thứ mười ba).

Kinh Đại Khoa DU GIÀ được in tại Chùa AN DƯỠNG.

Có hai nguyên nhân để xác định là Kinh được in tại Chùa An Dưỡng:

1/ Ở phần giới thiệu, Kinh có ba chữ "THÁI AN XÃ". Xã Thái An là tên cũ của xã Vĩnh Thái, dưới thời Minh Mệnh. Chùa Thiên Lộc, Chùa Long Quang không thuộc về xã Thái An. Hàng chữ được khắc trên quả đại Hồng chung của Chùa An Dưỡng cũng có ba chữ "Thái An xã".

2/ Ở phần giới thiệu ghi rõ Ngài Chương Huấn là người "Thủ hộ Kinh", hai chữ "Thủ hộ" có nghĩa là chịu trách nhiệm ấn loát và gìn giữ Kinh.

Thử phác họa đôi nét về sinh họat in Kinh tại Chùa An Dưỡng cách nay đúng 164 năm (1833- 1997).

Ngày xưa việc in Kinh hoàn toàn mang tính thủ công, thủ công thì đòi hỏi nhiều người phải qua nhiều công đoạn. Chẳng hạn: vào rừng lựa và đốn cây, thường là cây Lòng mức, đem về cưa xẻ lấy kích cỡ, bào thật nhẵn, hong khô. Tiếp đến là người viết chữ. Phải là người có "hoa tay" không chỉ để viết chữ thật đẹp, thật đều mà còn phải biết minh họa bằng hình ảnh, sau đó đến thợ chạm khắc chữ, chạm khắc cũng là thợ tài hoa, có kinh nghiệm mới đảm trách nổi phần hành nầy. Sau cùng là in và đóng thành quyển, với bấy nhiêu công đọan, đôi ba mươi người hoặc đông hơn mới làm xuể. Và có thể người tại địa phương không thể làm tất cả mọi công đọan, mà𠰨ải mời thêm người am tường công việc từ các địa phương khác đến cộng tác. Để số người trên tiến hành việc in ấn được đều đặn, lại phải cần có nhiều người lo việc ẩm thực, tiền nong.vv…Đồng thời cũng có nhiều vị Sư từ các Chùa trong khu vực thường xuyên lui tới để chung lo Phật sự quan trọng nầy đến thành công.

Điểm qua đôi nét giúp ta mường tượng được cảnh sinh hoạt in Kinh tại Chùa An Dưỡng vào thời ấy rất nhộn nhịp, kẻ đến người lui. Có thể nói, 164 năm về trước, Chùa An Dưỡng là một xưởng in. Không rõ ngoài việc in Kinh Đại Khoa Du Già, Chùa có còn in thêm Kinh nào nữa không? Và chắc chắn rằꮧ Ngài Chương Huấn là một bậc cao Tăng đạo đức, vừa có sở học uyên thâm vừa có uy tín và ảnh hưởng lớn trong giới Tăng, Tín đồ thời ấy.

7. Ngài NGỘ CHÍ và công cuộc Trùng tu Chùa AN DƯỠNG 

Ngài húy là Ngộ Chí, Tự Châu Phê, thuộc đời thứ 39, dòng kệ truyền pháp của Tổ Thiệt Phú. Không rõ Ngài sinh năm nào, vì văn nơi Bia đều bị hư hoại, chỉ còn ba chữ "Kỷ T Niên"(1928). Theo những người trong thân tộc, thì Ngài tịch vào ngày 25 tháng 2 năm kỷ tvà thọ trên 80 tuổi.

Ngài có rất nhiều đệ tử xuất gia, nhưng hiện giờ chỉ biết được hai người: một là Ngài Chơn Dương, được cử giữ chức trụ trì chùa Kim Sơn ở thôn Ngọc Hội, xãVĩnh ngọc, huyện Vĩnh Xương, hai là Ngài Chơn Tạo, được cử giữ chức trụ trì Chùa Huê Quang ở thôn Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp huyện Vĩnh Xương.

Công cuộc trùng tu Chùa An Dưỡng năm 1893:

Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa kia Chùa tọa lạc cách vị trí hiện nay khoảng 50m, và quay về hướng đông nam (Chùa hiện nay thuộc hướng chánh nam). Không rõ chùa được di dời về vị trí hiện nay vào năm nào, chỉ biết năm Thành Thái thứ năm (1893), Chùa được đại trùng tu. Đó là căn cứ vào hàng chữ khắc nơi cây Xiên tiền ở gian giữa của Chùa: "Thành Thái ngũ niên tuế thứ quí thập nhị nguyệt, thập bát nhật tí khắc thượng lương tái tạo" (Thành Thái thứ năm, ngày 18 tháng 12 năm quí tgiờ tý thượng lương cất lại).  

Qui mô tái tạo năm Thành Thái thứ năm:

a-Nền móng

Nền được xây cao hơn mặt đất 40 cm, bề ngang 8m, bề dài 9,50. Nền được xây bằng đá ong và đá núi loại nhỏ vừa.

b-Kiểu dáng kiến trúc:

Chùa được kết cấu theo kiểu"ba gian bốn vì", tức Chùa có ba gian với bốn vì kèo, vách xông thẳng đứng, không có "chái lai"theo kiểu "căn bát vần". Mỗi vì kèo có sáu trụ, theo tên gọi của giới thợ mộc là :"cột lòng nhứt, cột lòng nhì và cột con". Nơi "giao quyên" của mỗi vì kèo là một cối chày được đặt trên một cây trính –Trính đẻo theo hình võng nằm úp, trính được đặt trên hai đầu trụ lòng nhứt. Hàng trụ lòng nhứt và lòng nhì đều có hàng Xiên đi qua. Từ trụ lòng nhì ra đến hàng, cột con là kèo đoạn hay còn gọi là "kèo đấm". Kèo, cột, xiên, trính tất cả đều là gỗ danh mộc (cam xe, hương mật). Chùa cao 4,50, mái lợp ngói âm dương, tường vách không xây bằng gạch hoặc ghè ống như thường thấy ở các đền Miếu cổ, mà xây bằng đá "san hô bánh tráng", san hô bánh tráng là loại san hô chỉ dày từ 2 đé⮍ 3cm bề rộng không nhất định, có thể bằng, nhỏ hoặc lớn hơn cái bánh tráng.

Cách đây trên 100 năm, hầu hết các vùng nông thôn ViệⴠNam chưa có hệ thống giao thông thuận tiện như ngày nay. Phương tiện vận chuyển vẫn dựa vào Voi, Ngựa, thuyền và sức người là chính. Tương truyền, Chúa Nguyễn đã cho bốn thớt Voi vận chuyển tấm biển ngạch từ Kinh Xuân vào phủ Diên Khánh để ban tạꮧ Chùa Kim Sơn. Có thể là như vậy, vì tấm biển hiện Chùa Kim Sơn còn lưu giữ với kích thước: dài 2,82m, cao 0,79 m và dày 0,08m. Biển bằng gỗ gụ, mặt liền.Với kích thước trên, phải nhờ sức Voi mới vận chuyển nổi. Biển hiện được treo trước chánh điện của Chùa.

Như đã trình bày, Chùa An Dưỡng xưa kia nằm ngay trên lưu vực sông Ngư Trường, do đó việc dùng ghe thuyền vận chuyển đá san hô từ các ghề𮨠biển về xây Chùa là chuyện có thực. Hiện nay cách Chùa 50m về hướng bắc có đám ruộng với tên gọi là "Ruộng bến Sõng", tức nơi đây xưa kia thuyền ghe thường neo đậu. Trước chùa 50m, về hướng nam, có đám ruộng tên là"ruộng cầu Chùa". Theo các cụ cao niên, cách nay năm, sáu mươi năm, từ thôn Thái Thông lên thôn Đồng Nhơn phải đi qua một chiếc cầu nhỏ, cầu bắc ngang khúc sông Ngư Trường còn sót lại và đã bị bồi lấp cạn dần.

Đúng là:

"Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai".

Người xưa đã xây vách Chùa bằng đá san hô bánh tráng với đất gò mối. Đất này được các con mối "tinh luyện" nên rất nhuyễn, rất dẻo.Vách được xây rất dày 0.45m. (Cuối năm 1975 khi chúng tôi về nhận trụ trì, vách đã bị phình ra lõm vô nên năm 1978 phải phá bỏ để xây lại).

Ngoài chánh điện, Chùa còn có các công trình phụ như: nhà đông, nhà tây, hậu liêu, và nhà trù.

Nhà đông là nhà được cất ở phía đông của Chùa, nhà này dùng để tiếp khách thạⰯ phương Phật tử .

Nhà tây là nhà nằm ở phía tây của Chùa. Nhà tây dùng vào việc thờ Tổ và tiếp khách Tăng.

Tất cả các công trình trên đều được trùng tu tôn tạo vào thời Ngài Ngộ Chí trụ trì.

 

8. NGÀI TRỪNG MINH VÀ TINH THẦN YÊU NƯỚC KHÁNG PHÁP 

Ngài húy là Trừng Minh, tự Hữu Thế, đời thứ 42, thuộc dòng kệ truyền thừa của Tổ Liễu Quán Thiệt Diệu.

Ngài sinh năm Tân mão (1891), tịch ngày 17 tháng 12 năm Quý sửu (1973), thọ 82 tuổi. Không rõ Ngài trụ trì vào năm nào, nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, Ngài là một người yêu nước cuồng nhiệt, nếu không nghe không thấy thì khó ai có thể tưởng tượng nổi những việc làm hy hữu của Ngài. Năm 1971. Chúng tôi được Ngài kể lại cho nghe, một trong những việc làm quả cảm hiếm có với một nhà Sư. Đó là việc Ngài mắc võng cưa đà cầ⵮ Đầu thôn Thái Thông có một cây cầu gọi là cầu Dài, cầu do người Pháp làm để họ hành quân chận đánh Việt Minh ở mật khu Đồng bò với chủ đích là cưa đứt tất cả các cây đà cầu để "xe hơi của mấy thằng Tây trong đồn Thủy Tú chạy ra sụp xuống cho toi mạng", nhưng việc chưa thành. Ngài bị lính Pháp phát hiện và bắt đánh cho một trận nhừ tử. Sau đó chúng dẫn Ngài lên Huyện Vĩnh Xương ở Phú Vinh giam và tiếp tục tra tấn.Việc nầy tất cả các Bô lão trong làng đều xác nhận là có thực. Ngoài ra, nhà Sư Trừng Minh còn đứng ra vận động dân trong làng góp gạo, mắm, heo, gà, thuốc men cho lực lượng kháng chiến. Có lần, cả năm mẫu ruộng, Chùa gặt hái lên được bao nhiêu, Ngài hiến tất cho kháng chiến nuôi quân.

Chùa An Dưỡng dưới thời Ngài Trừng Minh trụ trì là một cơ sở kháng chiến quan trọng vào bậc nhất nhì của huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang. Chùa vừa là nơi tiếp tế lương thực, vừa là nơi hội họp, vừa là nơi cứu thương đồng thời, Chùa cũng là nơi tiếp đón và dung chứa các vị Lãnh đạo kháng chiến từ miền Bắc vào hoạt động.

9.Từ Khí, Pháp Khí 

  1. Từ Khí:

    Từ khí cổ của Chùa xin liệt kê ra đây một vài thứ tiêu biểu.

    Chùa có ba khám thờ, tuy chạm khắc không cầu kỳ tinh xảo, nhưng cũng trang nhã. Đó là khám thờ Phật, khám thờ Tổ, và khám thờ Quan Thánh.

    _ Khám thờ Phật; khám cao 3,4m; chiều ngang 2,4m; chiều sâu 1,2m. Khám sơn màu vàng đỏ, phần trên cùng là diềm nhô ra vẽ hình trang trí Lưỡng Long Chầu Nguyệt, dưới diềm khắc sáu chữ "Bát Nhã Ba La Mật Đa", hai bên hông là cặp câu đối, phần trên khắc chạm nổi hình chữ Thọ theo kiểu cách điệu hình tròn và hai bên viền câu đối là hoa văn chữ vạn chạm nổi từ trên xuống. Câu đối có nội dung:

    "Kinh thinh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng"
    "Triêu chung mộ cổ cảnh tỉnh ái hà danh"

    Tạm dịch:

    Tiếng kinh hiệu Phật vẫy gọi người mê rời bể khổ.
    Sớm chuông chiều, trống thức tỉnh khách danh nơi sông ái.

    Bên trong khám có 3 bệ thờ, mỗi bệ cao cách nhau 0,1m, bệ trên cùng thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng đất cao 0,65m; bệ tầng giữa thờ chư vị Bồ Tát, gồm các tượng đồng, gỗ và đất, tượng đa số là tượng ngồi, cao từ 0,2 – 0,3m. Các tượng nhỏ hơn, cao từ 0,1 đến 0,15 m thì thờ ở kệ dưới cùng. Có cả thảy 24 tượng. Hiện nay vì lý do an ninh, số tượng cổ này được "an trí " ở nơi cẩn mật để ngừa bị đánh cắp.

    B/ Pháp khí:

    Pháp khí cổ của chùa có mấy báu vật như: Bảo Chúng, Hồng Chung và kinh Đại Khoa Du Già.

    _ Bảo chúng:

    Bảo Chúng có chiều cao 0,28m, đường kính 0,2m, phần trên don lại còn 0,18m, trên cùng đúc hình con Lao hai đầu, dùng làm quai treo. Con Lao cao 0,12m, phần dưới cùng của Bảo Chúng được trang trí hoa văn cành lá cách điệu ôm tròn, toàn thân Bảo Chúng được chia làm 8 mảng nhỏ, phần trên 4 mảng nhỏ hơn 4 mảng phần dưới, mỗi mảng xếp cách nhau theo thế chữ Công bởi các đường chỉ đúc nổi.

    Không rõ Bảo Chúng của Chùa được chế tác vào niên đại nào, vì không có sự ghi chú nào trên thân nó, cũng không rõ do biến cố nào đã vùi lấp nó dưới bờ vực sông Ngư Trường ước chừng 0,8m. Vào năm 1963 người dân địa phương đào lấy đất làm nền nhà thì phát hiện ra Bảo Chúng; Theo các Bô lão trong làng thì nơi Bảo Chúng bị vùi lấp, là hướng chính điện của Chùa thời xa xưa khi mới được thiết lập.

    Bảo Chúng có hai công dụng: Một là dùng vào các khóa lễ như: Công phu khuya, chiều vv… Hai là dùng làm hiệu lệnh cho các sinh hoạt tu học trong Chùa như tọa thiền, báo thức, học kinh, tảo và ngọ thực, chỉ tịnh vv… Điều này cho thấy Chùa An Dưỡng vào thời xa xưa ấy Tăng chúng tu học tại Chùa có lẽ rất đông.

    - Đại Hồng Chung:

    Đại Hồng Chung cao 0,7m, đường kính 0,49m chưa kể phần loe ra ở miệng, trên đỉnh đúc hình con Lao có hai đầu ngậm ngọc dùng làm quai treo, quai treo cao 0,14m, dài 0,41m. Thân Hồng Chung được chia làm 4 mảng, mỗi mảng được phân cách bởi 5 đường chỉ song song, đúc chỉ nổi, mỗi mảng tượng trưng cho mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

    -  Ở mảng mùa Xuân có câu chúc:

    "Phật nhật Tăng huy pháp luân thường chuyển.

    Hoàng đồ cũng cố đế đạo hà xương"

    Tạm dịch:

    Ánh sáng của Phật ngày thêm sáng tỏ, bánh xe chánh pháp luôn chuyển vận.

    Cơ đồ nhà Vua bền vững. Đạo của bậc đế Vương được tỏa khắp.

    - Văn ở mảng mùa Hạ:

    "Diên Khánh phủ, Hà Bạc Cuộc, Thái An xã.

    An Dưỡng Tự (ba chữ lớn ở giữa)

    Bổn xã bổn đạo thập phương đồng chuyên chúng đẳng"

    Dịch nghĩa:

    "Chùa AN Dưỡng, Xã Thái An, Cuộc Hà Bạc, Phủ Diên Khánh.
    Bổn xã và thập phương bổn đạo cùng góp duyên đúc chuông"

    - Văn ở mảng mùa Thu:

    "Tuế thứ Kỷ Tiên, thất nguyệt kiết nhật.
    Nam Mô Đại Phương Quãng Phật Hoa Nghiêm Kinh
    Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát"

    Dịch nghĩa:

    Ngày lành, tháng 7, năm Kỷ Tđúc chuông)
    Và hai danh hiệu Bồ Tát như trên

    - Văn ở mảng mùa Đông:

    "Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới.Thiết vi u ám tất giai văn.Văn trần thanh tịnh chứng viên thông . Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác"

    Dịch nghĩa:

    "Nguyện tiếng chuông này siêu khắp pháp giới
    Chúng sanh nơi địa ngục tối tăm đều nghe được.
    Nghe rồi bụi trần dứt sạch chứng bậc viên thông.
    Cầu cho tất cả chúng sanh đều thành chánh giác.

    Năm đúc chuông là năm Kỷ TVậy năm Kỷ Tà năm nào?

    Có hai năm Kỷ T#273;áng lưu ý: một là năm Kỷ T 1749, hai là năm Kỷ t910. Với các lý do sau: Có thể Hồng chung được đúc vào năm Kỷ t749 bởi năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1763) đã đổi phủ Diên Ninh làm phủ Diên Khánh (Đất nước Việt Nam qua các đời _ Đào Duy Anh). Nếu thời này đã có đơn vị hành chánh là cuộc và xã. Thời này (1749) chưa có đơn vị hành chánh là huyện và tổng, chỉ có cuộc và xã, chữ hà là sông, chữ bạc là bến, như Thướng bạc hay "Phong kiều dạ bạc" chẳng hạn. Như vậy cuộc Hà Bạc là đơn vị hành chánh chỉ vùng sông bến thuộc khu vực hạ lưu của sông Ngư Trường xưa kia.

    _ Hiệu Chùa An Dưỡng: do ngày xưa ở mỗi làng xã khi xây dựng Chùa, người ta thường lấy một tên chữ của làng hoặc xã để đặt ghép thành tên hiệu chùa, như làng Phú Cấp thì đặt hiệu chùa là Phú Phong, làng Phú Lộc thì đặt hiệu chùa là Phong Lộc vv… và xã Thái An nên đặt chùa là An Dưỡng.

    Có thể Hồng chung được đúc vào năm kỷ t810. Năm 1810 là năm Gia Long thứ 9, và đơn vị hành chánh là cuộc và xã đã có rồi. Nhưng tại sao không ghi niên hiệu của Vua đương tại vị vào chuông? Ngày trước những việc như xây dựng Đình, Chùa, hoặc in ấn Kinh sách , đúc chuông vv… người ta đều ghi niên hiệu của Vua đương tại vị. Đây vẫn còn là nghi vấn!

    Hồng Chung không thể đúc vào năm Kỷ T871, vì năm 1871 thuộc đời Vua Tự Đức (1847-1883), nhưng từ năm Minh Mệnh thứ 13 đã có đơn vị hành chánh là Huyện, Chùa An Dưỡng thuộc huyện Vĩnh Xương, nhưng chuông cũng không ghi tên huyện Vĩnh Xương. Hơn nữa, vào thời này (1871) đơn vị hành chánh là "cuộc" đã bỏ rồi.

    _Trống Sấm

    Trống Sấm của chùa có chiều dài 1,3m, đường kính 0,9m, trống "dâm liền" (tức là từ một thân cây to lớn người ta đục lấy phần ruột bỏ đi). Trống được làm vào năm "Khải Định Giáp Tý Niên (1923) trọng thu nguyệt Kiết Nhật" đó là dòng chữ được khắc giữa trống. Hai bên khắc hai dòng chữ "

    "Thái Thông Xã đồng tạo, An Dưỡng Tự trùng tu"

    "Thành tín hàm thiên nhất chú tâm hương thượng đạt? Cổ ba động địa tam thiên thế giới giai văn".

    Tạm dịch:

    Xã Thái Thông đồng tạo trống trong dịp trùng tu chùa An Dưỡng vào tháng 8 ngày lành năm Giáp Tý _ Khải Định năm thứ 8.

    Thành tín gồm trời, một nén hương lòng thấu khắp.Trống rền đất chuyển, ba nghìn thế giới đều nghe.

10. Chùa An Dưỡng với công cuộc trùng tu vào những năm 1974 và năm 1985

Sau khi ngài Trừng Minh viên tịch (1973), bổn đạo trong thôn Thái Thông mời thượng tọa Thích Như ý về trụ trì, thượng tọa hứa khả nhưng không trực tiếp chăm lo tại chùa, mà cử đệ tử về quán xuyến mọi việc.

Đến năm 1974, chùa An Dưỡng bị hư hại nghiêm trọng, nên thượng tọa cùng dân làng Thái Thông tiến hành đại trùng tu, công việc chỉ mới xây xong phần nền móng với kích thước 12x14m thì miền Nam Việt Nam được giải phóng.

Cuối năm 1975 khi chúng tôi (Thích Tâm Trí) được thượng tọa Như ý cử về trụ trì thì chùa đang trong tình trạng đổ nát trầm trọng, ban đêm cửa chùa không thể đóng được vì bị hư, nhà đông, nhà tây và nhà trù tất cả đều bị xuống cấp chỉ chờ ngày sụp xuống là xong.

Trong tình thế tấn thoái lưỡng nan, phần thì đời sống kinh tế của mọi người vô cùng khó khăn, phần thì dù có tiền cũng không biết vật liệu xây dựng mua ở đâu, vì "cement, sắt, cây gỗ là những mặt hàng do nhà nước thống nhất quản lý". Chỉ còn có cách duy nhất là mua "chui".

Nhưng rồi một liều ba bảy cũng liều, năm 1985 bổn đạo đa số là các lão ông cùng chúng tôi một mặt lo xin phép chính quyền, mặt khác lo tháo dở toàn bộ ngôi Chánh Điện, nếu không sẽ bị đổ lúc nào không biết. Đúng là cái gì đến rồi sẽ đến, đó là niềm vui khi chúng tôi nhận được sự cho phép của chính quyền, không phải trùng tu mà cất mới hoàn toàn trên phần móng đã được xây từ năm 1974. Tuy khó khăn có thừa, nhưng nhờ sự phò trợ của Phật, Tổ cũng như sự cúng dường tịnh tài của Phật tử xa gần, nên việc xây dựng vẫn từng bước được hoàn thành với một ngôi chùa kiểu dáng cổ lầu, có mái uốn cong, bên trên nóc có "rồng bay phượng múa".

Năm 1987 tận dụng cây gỗ của chùa cũ để phục chế lại ngôi chùa xưa để dùng vào việc thờ tổ và thờ tiên linh. Năm 1989, cất lại nhà đông và nhà trù, nhưng không cất trên nền cũ mà cất trên nền mới và xoay theo hướng chánh nam với chùa cũ. Điều cần ghi nhận là khi đào phá nền nhà đông và sau này (1997) là nhà tây, thì bên dưới nền độ 25cm lại có một nền nhà, mặt nền có nơi còn bằng phẳng và cả 4 viên đá tán trụ vẫn nằm y nguyên ở 4 vị trí giữa nền. Như vậy lần do chúng tôi xây dựng lại là lần thứ ba. Năm 1990, xây Vô U񹍊 Cát kiểu lục giác, một cột nằm giữa hồ sen với diện tích 14x24 (có ảnh đính kèm). Năm 1996, xây nhà Tăng. Năm 1997 cất lại nhà Tây.

ad-trtri.jpg (134126 bytes)


TT. Thích Tâm Trí , trụ trì Chùa An Dưỡng hiện nay

 

Năm 1998 cử hành Đại Lễ Khánh Thành, đó là thể theo nguyện vọng của bổn đạo trong làng, và công cuộc trùng tu tôn tạo chùa An Dưỡng đến nay tạm thời ổn định.

Viết tại Thái Thông – mùa Vu Lan
P.L. 2542 - TL. 1998
Tỳ kheo Thích Tâm Trí

ad-qac2.jpg (131167 bytes)

Quan Âm Các

 

11. PHỤ BẢN: DIỄN VĂN LẠC THÀNH CHÙA AN DƯỠNG 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Ngưỡng bạch Đại Lão Hòa Thượng chứng minh

Kính bạch Chư tôn Hòa Thượng,Thượng tọa,Đại đức, Tăng Ni trong thường trực Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa.

Kính thưa quý cấp chính quyền và Mặt trận.

Kính bạch Chư Tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.

Kính thưa toàn thể quý Nam Nữ Phật tử xa cũng như gần.

Lịch sử nước ta không tính các thời khuyết sử, chỉ tính từ thời bị Bắc thuộc lần thứ II (từ năm 40-544 sau Công nguyên) cho đến khi Ngô Quyền đánh đuổi quân đô hộ Nam Hán, dành lại chủ quyền cho quốc gia dân tộc vào năm 939, thì đã có sự đóng góp không nhỏ của các Thiền sư Việt Nam vào công cuộc đấu tranh giành độc lập nầy. Tiếp theo là trải qua các triều: Đinh-Lê-Lý-Trần từ năm 968 đến năm 1400. Trong thời gian hơn 400 năm đó Phật Giáo Việt Nam không những được các hàng Vua, Quan và tuyệt đại quần chúng hết mực kính ngưỡng, mà trong hơn 4 thế kỷ đó Phật giáo Việt Nam còn đóng vai trò trọng yếu trong công cuộc an bang tế thế của các Vương triều nói trên. Nhất là về phương diện khai hóa nguồn mạch tâm thức cho người dân Việt, chính sự khai hóa nầy là nhân tố tích cực giúp người dân Việt thời ấy thoát khỏi cái cảm thức bị Bắc thuộc cứ mãi đè nặng lên tâm tưởng họ. Đồng thời cũng nhờ sự khai hóa nầy mà người dân Đại Việt xưa đã quật khởi đánh thắng quân xâm lược và xưng đế hiệu sánh ngang với "Thiên tử" phương Bắc, và mở ra một "Văn hiến chi bang" mang đậm tính nhân bản của đạo Phật. Có lẽ không phải là đại ngôn khi cho rằng chính tinh thần nhân bản của đạo Phật từ nghìn xưa đã hun đúc và hình thành nên một sắc thái, một nhân cách đặc thù của dân tộc Việt Nam, vừa giàu lòng nhân ái, vừa đầy chất nhân văn và điều đó đã trở thành nền tảng đạo đức trong nếp sống, nếp suy nghĩ của người dân Việt Nam xưa cũng như nay.

Kính thưa quí vị

Tinh thần nhân bản của đạo Phật là xác định một cách công nhiên rằng: Không có một vị Thần linh nào hoặc một vị Thượng đế nào ở bên ngoài con người, lại có thể ban phát ân sủng và hạnh phúc cho con người, hoặc trừng phạt và đọa đày con người được cả, mà chính sự tư duy đúng, hành động đúng và phù hợp với chân thiện mỹ của con người, thì con người sẽ được hạnh phúc và an lạc, bằng ngược lại thì con người sẽ bị đau khổ và bất hạnh. Tính nhân bản này của Phật Giáo còn được sự xác định của đức Phật: Đó là "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh", và tinh thần nhân bản nầy của Đạo Phật từ ngàn xưa đã được ông cha ta tiếp nhận và phát huy, do đó sẽ không có gì khó hiểu khi ở mỗi làng quê Việt Nam, làng nào cũng lập nên một ngôi Chùa thờ Phật, bởi ngôi Chùa đối với người dân Việt Nam là biểu tượng của nguồn mạch tâm linh vừa siêu thoát vừa hiện thực một cách kỳ diệu. Ngoài ra Chùa còn là nơi tiêu biểu cho nền tảng đạo đức của người Việt Nam chúng ta trong cuộc sống đời thường mỗi khi về Chùa chiêm bái hay vãng cảnh, thì đó là lúc mọi ưu phiền lo toan trong cuộc sống tạm thời được lắng lại nhường cho những ý nghĩ thanh thoát từ hòa sinh khởi.

Kính thưa quý vị

Có lẽ Ông Cha ta xưa đã sớm nhận ra giá trị đích thực về tính nhân bản này của đạo Phật, do vậy mà trong quá trình mở nước về phương nam, hễ nơi nào có dân cư thì nơi đó có Chùa thờ Phật, nơi nào có Chùa thờ Phật, thì nơi ấy đời sống tinh thần và những giá trị đạo đức, luân lý của người dân được củng cố và phát huy. Do vậy mà xưa cũng như nay, cứ mỗi khi có một ngôi Chùa nào đó được khởi công xây dựng hay trùng tu thì liền được sự phát tâm hiến cúng tiền của công sức của mọi người không phân biệt giàu nghèo, quí tiện hay xa gần và điều đó đã trở thành truyền thống hướng thiện tốt đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Kính thưa quý vị

Chùa An Dưỡng tại thôn Thái Thông là một ngôi Chùa mà theo sự truy cứu của chúng tôi qua nhiều sử liệu và những phế tích hiện có, cũng như qua sự truyền khẩu hiện còn trong dân gian, thì Chùa được khai sơn vào những năm từ 1690 đến năm 1708 do một vị Thiền sư người Trung Hoa có pháp húy là Thiệt Phú. Ngài sang Đàng Trong của nước ta vào thời kỳ có rất nhiều vị Thiền sư Trung Hoa du hành sang Việt Nam và lưu ngụ lại tu hành cho đến khi viên tịch. Bia ký nơi Mộ tháp của Ngài còn ghi rõ là Ngài sinh năm AᴠMùi (1667). Điểm qua đôi nét để thấy rằng chùa An Dưỡng là một trong những ngôi Chùa được tạo lập từ xa xưa trên đất Khánh Hòa. Trước kia Chùa tọa lạc cách vị trí hiện nay về hướng đông khoảng 50m và không rõ Chùa được di dời về vị trí hiện nay từ bao giờ, và được trùng tu mấy lần, chỉ biết Chùa được tái tạo vào năm 1893 tức Thành Thái thứ V. Năm 1938 tức Bảo Đại năm thứ 3, Chùa được trùng tu lần nữa, vào năm 1974 thì Chùa bị hư nát khá nặng nên Thượng Tọa Thích Như Ý lúc ấy là trụ trì của Chùa, cùng Phật tử địa phương đã xây xong phần nền móng với dự tính sẽ cất mới lại toàn bộ ngôi Chùa cách phía trước ngôi Chùa cũ 7m. Năm 1975, miền nam được hoàn toàn giải phóng nên việc xây dựng tạm thời hoãn lại, đến năm 1985 được sự cho phép của chính quyền các cấp, sự tán trợ của Ban Trị Sự Hội Phật Giáo Khánh Hòa, nên dù trong hoàn cảnh còn khó khăn về nhiều mặt, nhưng nhờ sự gia hộ của Đức Phật, nhờ sự phát tâm cúng dường tịnh tài, công sức của quý Tăng, Ni và Phật tử xa gần nên công việc xây cất cũng đi đến thành tựu. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: Vì Phật tử tại địa phương sống bằng nghề nông mà lại là tiểu nông, nên sự hiến cúng tịnh tài có phần nào hạn chế, nhưng về phương diện công quả thuộc lao động nặng thì Phật tử tại địa phương sẳn sàng lăn xả vì Chùa, vì Phật. Với Phật Tử từ các phương xa thì tuy không trực tiếp bưng gạch, xách hồ, nhưng lại hoan hỷ hiến cúng tịnh tài. Nhờ vào hai nhân tố quan trọng này mà trong hơn 13 năm qua, tất cả các công trình chính và phụ của Chùa lần lượt được trùng tu tôn tạo đến nay đều đã hoàn thành trong một bề thế trang nghiêm vững chắc như quý vị đang tận mắt nhìn thấy.

Kính thưa quý vị

Trong kinh luận Phật giáo có một câu Pháp ngữ:

"Pháp bất cô khởi trượng cảnh phương sanh

Đạo bất hư hành ngộ duyên tức ứng"

Tạm dịch:

Các pháp trong Vũ trụ không có pháp nào độc lập sinh khởi, mà các pháp phải tương duyên với nhau mới sinh khởi được. Cũng thế, sự tu hành cũng không phải là sự hư dối, không tưởng, mà sự tu hành sẽ được ứng nghiệm khi gặp cảnh ngộ thích nghi và tối cần. Trích dẫn câu pháp ngữ trên, ý chúng tôi muốn nói lên sự mầu nhiệm của đạo pháp thật là bất khả tư nghì, mà suốt thời gian qua bản thân chúng tôi đã cảm nghiệm được. Giờ đây trong không khí trang nghiêm và trọng thể nầy, cộng với sự vui mừng khôn xiết trong ngày lễ khánh thành, trước sự chứng minh của chư Tôn Hòa Thượng trong Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa, trước sự quan tâm và ưu ái của chính quyền, mặt trận các cấp đã về dự lễ hôm nay, trước sự hiện diện tương đối đầy đủ của Chư Tôn Hòa Thượng, Đại Đức, Tăng Ni, cùng toàn thể quí nam nữ Phật tử xa gần xin cho phép tôi thay mặt Tăng chúng của bổn tự và toàn thể Phật tử của Chùa An Dưỡng tại địa phương thôn Thái Thông nầy, xin chân thành bày tỏ lòng tri ân sâu xa nhất của chúng tôi đến với quí liệt vị. Chúng tôi xin tâm thành khắc ghi những sự giúp đỡ vô giá của quí Ban Trị Sự Tỉnh, của quý cấp chính quyền và Mặt trận, của Chư tôn Đại Đức, Tăng Ni và của quý Nam nữ Phật tử xa gần. Trong hơn 13 năm qua liệt quý vị đã tạo mọi thuận duyên cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp đỡ chúng tôi hoàn thành công việc trùng tu tôn tạo. Chúng tôi xin hồi hướng công đức vô lượng nầy của chư liệt vị lên Đức Phật chứng minh, nguyện cầu Ngài gia hộ quí vị luôn được an lạc thường trụ. Chúng tôi cũng không quên tán thán công đức của hai vị Phật tử đã quá cố, đó là Đạo hữu Trương Văn Lưỡng và Đạo hữu Trần Thảo thường gọi là ông Tư Véc-ni (Ver nis = sơn dầu). Hai Đạo hữu đã quá cố này không chỉ giúp chúng tôi công sức tiền của mà còn chia sẻ với chúng tôi về những âu lo trăn trở trong thời gian xây dựng Chùa.

Trước khi dứt lời, tôi long trọng tuyên bố chánh thức cử hành Đại lễ lạc Thành Chùa An Dưỡng. Xin chân thành cám ơn và kính chúc quý vị vạn an.

Nam mô Hoan Hỉ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

12. Tài liệu tham khảo 

1. Việt Nam Sử lược  của Trần Trọng Kim

2. Việt Nam Phật Giáo sử lược của HT. Thích Mật Thể

3. Việt Nam Phật Giáo sử luận   của Giáo sư Nguyễn Lang

4. Đại Nam Thống Nhất Chí. Bản dịch của Viện KHXH - Hà Nội

5. Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh

6. Xứ Trầm Hương của Quách Tấn

7. Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư

8. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Lê Mạnh Thát

9. Thiền Sư Việt Nam của HT. Thích Thanh Từ

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang Mục lục

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thỈ?: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544