Những Nét Văn Hóa Của Ðạo
Phật
Trung Tâm Văn Hóa – Chùa Việt Nam
TT. Thích Phụng Sơn
---o0o---
1. Vài
Lời Thưa
Những
bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những
đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay ở các nước Âu
châu, Úc châu và Mỹ châu người ta đã bước qua giai đoạn tìm hiểu tư tưởng
và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu
tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hoá Phật giáo qua các sinh
hoạt thiền quán, hoa đạo, trà đạo, vườn cảnh cùng các sinh hoạt khác mà
các dân tộc Á châu mang đến các xã hội Tây Phương.
Một trong các
chân lý mà đạo Phật nhấn mạnh đó là tính cách thường hằng giữa mọi cái vô
thường, cái không bao giờ thay đổi giữa những sự thay đổi tiếp nối nhau
cho đến vô cùng. Cái không bao giờ thay đổi vốn bao la như vũ trụ, trong
sáng, tĩnh lặng, không có bắt đầu và tận cùng. Ðó là chân tâm, Phật tánh,
là tâm chân thật nơi mỗi chúng ta. Tâm này không có bắt đầu và không có
tận cùng, không có sinh ra rồi chết đi, bao la cùng khắp cho nên không có
đến từ đâu và đi về đâu, vừa tĩnh lặng vô cùng mà vừa linh động kỳ diệu
nên được gọi là tịch và chiếu. Nơi loài vật và thiên nhiên, tánh rỗng
lặng, trong sáng, tinh sạch, tỏa chiếu ấy vẫn có nên gọi Phật tánh có mặt
ở mọi loài và mọi thú. Tánh chân thật tự nhiên ấy được gọi là Pháp Giới
Tánh hay là tánh của vạn pháp trong thế giới chân thật. Ðó là thế giới của
cái tuyệt đối hay là Lý.
Mọi sự vật
đều bị hạn chế trong không gian và thời gian và có tính vô thường. Tánh
thay đổi hay vô thường đó là một tiến trình tự nhiên, miên viễn của mọi sự
vật, vạn pháp, trong thế giới hàng ngày ở mọi nơi và mọi chốn. Tất cả mọi
sự vật đều được sinh ra, có mặt, hư hao rồi tan rã. Các phần tách lìa này
khi hết duyên kết hợp với nhau lại trở thành nhữnh nhân mới, gặp những yếu
tố thuận lợi mới hay là duyên để rồi lại xuất hiện trong một hình thái mới
mà đạo Phật gọi là duyên hợp hay duyên khởi. Nếu nhìn các tác động của mọi
sự vật, vạn pháp, qua những chuỗi tác động mãi mãi không cùng, trùng trùng
điệp điệp thì chúng ta thấy tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn pháp.
Ðó là thế giới của mọi sự vật trong không gian và thời gian tương đối hay
thế giới của Sự.
Ðiều kỳ diệu
của đời sống là cái tuyệt đối, hay Lý, không bao giờ tách lìa cái tương
đối, hay Sự. Lý và Sự, cái tuyệt đối và cái tương đối đồng một lúc có mặt
với nhau, trong nhau, không hề tách rời, không hề ngăn ngại như nước và
sóng trong biển cả. Ðó là thế giới của Lý Sự Viên Dung, là sự hòa hợp tròn
đầy giữa tuyệt đối và tương đối. Và điều kỳ diệu hơn nữa là trong thế giới
hàng ngày, trong đó có mặt của mọi màu sắc , dáng vóc, âm thanh, mùi, vị,
cảm xúc cùng các ý tưởng, tâm tư, tất cả đều trong sáng, rỗng lặng, yên ổn
trong các thay đổi, tác động, chuyển biến thuận nghịch vô cùng vô tận. Ðó
là thế giới của Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới, là thế giới của mọi thứ cùng có
mặt bên nhau mà không ngăn ngại nhau. Ðó là thế giới của tâm giác ngộ hay
của tâm ở trong trạng thái tự do tuyệt vời, siêu vượt lên mọi sự đối chọi
của các sự khác biệt.
Các nét đẹp
của nền văn hóa Phật giáo sáng rực trong cái Lý, trong cái Sự, trong Lý Sự
Viên Dung và trong Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới đó. Thật ra, cái đẹp kỳ diệu ấy
không giới hạn trong một nền văn hóa của một dân tộc hay nhiều chủng tộc,
trong một nền văn hoá của đông hay tâỵ Cái kỳ diệu đẹp đẽ bao la ấy ở mọi
nơi, mọi chốn.
Thấy được cái
thiên thu vĩnh cữu nơi một chiếc lá ngô đồng rực rỡ vừa rụng xuống trên
bãi cỏ xanh, nhìn những cánh bướm yên lặng bất động nơi các con bướm bay
lượn chập chờn quanh những đóa hoa xuân tươi thắm vừa chớm nở, bắt gặp
được nét mặt an bình và nụ cười thầm lặng sâu thẳm như nét mặt và nụ cười
của một tượng Phật cổ trong một ngôi chùa tĩnh mịch, xa cách trần gian nơi
khuôn mặt của một thanh niên đang hoạt động náo nhiệt giữa chốn phố
phường, nghe được cái tĩnh lặng vô cùng trong những âm thanh vang dội, an
ngự trong sự bình an tỏa chiếu giữa mọi sự quay cuồng, náo nhiệt, chuyển
biến, thương yêu hay ghét bỏ. Với đôi bàn tay trần, cầm đóa hoa tỏa đầy
hương thơm cùng màu sắc rực rỡ của thiên thu vĩnh cữu trong một phút giây
ngắn ngủi.
Ðó là sự tự
do cao vút nhất và cũng là sâu thẳm nhất, đó là niềm hạnh phúc bao gồm cả
đất trời, mênh mông, vô tận, không có bắt đầu và tận cùng, đó là sự chân
thật diễn ra từng giây phút nơi đây và mọi chốn. So với sự chân thật của
cuộc đời ấy, những điều trình bày trong tập sách nhỏ bé này chỉ là một hạt
bụi trong vũ trụ mênh mông.
Trong hạt bụi
nhỏ bé đó tràn đầy sự biết ơn bao la như bầu trời rộng lớn. Chúng tôi xin
thành kính tri ân sự đóng góp quý báu của hai đạo hữu Phạm Bá Trung và
Phạm Thị Kiều Nga đã bỏ rất nhiều thời giờ để trình bày quyển sách này,
Thầy Viện Chủ Trung Tâm Phật Giáo Việt Nam Thích Nguyên Hạnh ở Houston,
Texas, đã khuyến khích cùng đề nghị nhiều điều làm cho quyển sách này được
tốt đẹp hơn, đạo hữu Ngô Văn Khán đã đọc lại giùm bản thảo cùng vận động
tài chính để in và quý vị đã đóng góp để ấn tống tập sách nhỏ nàỵ Chúng
tôi cũng xin cám ơn ông Châu Văn Thọ đã duyệt lại bản thảo trước khi in và
ông giám đốc Kim Ấn Quán đã giúp cho quyển sách này được in đúng thời
hạn.
Chúng tôi xin
hướng về các trẻ em nghèo khổ, các người bệnh tật cùng quý vị Tăng Ni và
cư sĩ đang hoạt động để giúp đỡ họ bên quê nhà chấp tay dâng lời cảm tạ và
cầu nguyện. Chính sự quen và biết quý vị cùng thấy rõ sự hy sinh lớn lao
của quý vị cho những đồng bào nghèo khổ và bệnh tật là một khích lệ lớn
lao cho chúng tôi thực hiện việc in tập sách này như một món quà nhỏ bé
kính dâng Quý Thầy, Cô cùng các bạn nam nữ Phật tử đang tham dự các công
tác Phật sự cũng như xã hội tại quê nhà.
Chúng tôi xin
tỏ lòng biết ơn các tác giả những bức ảnh chụp về trà đạo và vườn thiền do
Sở Thông Tin Nhật Bản phổ biến, tác giả bức ảnh tượng Phật ở Bảo Tàng Viện
Victoria và Albert, ảnh chụp của Zena Flax về một cộng đồng Phật Giáo ở
Anh Quốc, tác giả chụp lại các bức cổ họa Trung Hoa và Nhật Bổn và các bức
hình khác cùng hình vẽ các vị Phật và hình thường được in trên những tạp
chí Phật giáo mà không có ghi tên tác giả.
Trong các bài
viết, chúng tôi thỉnh thoảng có thêm một vài chữ tiếng Anh để các bạn trẻ
không quen nhiều vói tiếng Việt nhận biết rõ ràng hơn theo lời đề nghị của
quý vị phụ huynh hay chính các bạn trẻ đó.
Cuối cùng,
chúng tôi thành kính tri ân quý vị Thầy và Cô Việt Nam đã không hề khó
nhọc trong bao năm qua, lặng lẽ truyền bá lời dạy của Ðúc Phật về con
đường an vui và hạnh phúc chân thật cho mọi người.
Phật Lịch 2537
Ðệ tử Thích Phụng Sơn Cẩn Bái
Xuân Quý Dậu - 1993
2. Lời
Giới Thiệu
Sức sống của
một nền Ðạo lý Từ Bi, Trí Tuệ như Ðạo Phật thì chỉ có thể là sức sống văn
hóa. Bởi vì, chỉ trên bình diện văn hóa, hoặc ở nhữnh hình thái sống động
của đời sống hoặc thâm trầm trong tâm hồn con người, nguồn suối Từ Bi, Trí
Tuệ mới có thể thẩm thấu, chan hoà như đã thẩm thấu, chan hoà trong đời
sống và tâm hồn của phần lớn các dân tộc Á Ðông.
Văn hóa như
hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của
lịch sử, Ðạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó như một sinh chất
nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người. Văn hóa như nước, yếu mềm là
thế mà lại không có kiếm đao nào chặt gảy thành từng khúc được. Chính vì
vậy mà, nhìn trên bề mặt những cơ cấu, tổ chức, rất nhiều khi tưởng như
Ðạo Phật chẳng còn đâu sức sống trước những tác động tiêu cực của thời thế
nhưng với chút lòng mẫn cảm với những lắng đọng xâu xa ở đời sống thì lại
thấy Ðạo Phật vẫn sống nguyên vẹn đó như chưa từng chết đi.
Sức sống văn
hóa của Ðạo Phật ấy – như chính bản chất Từ Bi, Trí Tuệ của Ðạo Phật – có
thể không tạo nên những công trình vĩ đại cao kỳ của một nền văn hóa xa
hoa mang đầy tính cách phù phiếm, bất chấp mọi nỗi thống khổ của hiện
sinh; cũng có thể không có sức quyến rũ mãnh liệt như nền văn hóa vật chất
ngày nay đang lấy dục vọng làm nguồn năng lực kích động cho nó. Nhưng sức
sống văn hóa của Ðạo Phật ấy đã có thể tạo nên được những tâm hồn bình dị
trong lành, những nếp sống an hòa tươi mát; ở đó, vũ trụ thiên nhiên và
con người hòa điệu với nhau và cùng biểu lộ cái đẹp thuần khiết, chân thực
nhất của chúng. Cũng ở đó, con người – trong hòa điệu với vũ trụ thiên
nhiên – có thể sống được cái giây phút vĩnh cữu của đời sống mong manh
này, cái giây phút vượt ra ngoài mọi biên tế chia lìa mà đầu óc xung động
bất toàn của con người luôn tạo ra. Một bình hoa mang Ý Ðạo. Một tách trà
trong chốn thinh lặng của Thiền. Một hòn đá tảng đơn độc giữa chốn thành
quách cỏ cây ngậm ngùi sương gió. Một lời kinh tụng thức tĩnh con người
trổi dậy đối mặt với nỗi-sống-chết thiêng liêng của chính mình… Tất cả đó,
như có cái gì bất động giữa không ngừng lay động, cái gì lặng lẽ vô ngôn
giữa thanh âm vang động miên man. Tất cả đó, nghệ thuật của Ðời Sống đi
vào cõi Ðạo hay ngược lại, Ðạo thấm nhuần vào trong cõi Sống. Trong một ý
nghĩa nào đó, ta có thể nói, giữa biển đời trầm luân sóng gió này, sống mà
như thế là Sống Ðạo; và mặt khác, giữa những hình thức lễ nghi tế toái của
tôn giáo, Ðạo mà như thế thì thực là Ðạo sống vậỵ
Sống Ðạo là
sống văn hóa trog ý nghĩa đẹp nhất của nó. Và Ðạo Sống chính là Ðạo như
nguồn sống văn hóa nàỵ Tôi tin là bạn đọc có thể thấy được cả hai trong
tác phẫm “Những Nét Văn Hóa của Ðạo Phật” ở đâỵ
Giữa lúc Ðạo
Phật Việt Nam đang bị chìm ngập vào một hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế
và vào những hình thái sinh hoạt tín ngưỡng nhiều khi không còn khế hợp
với cảm xúc của con người ngày nay, tác phẫm này ra đời là một đóng góp
thiết thực. Càng thiết thực hơn khi chúng ta có thể có những công trình đề
cập đến những đóng góp của Ðạo Phật trong văn hóa dân tộc qua lịch sử
nhưng thực là hiếm hoi để có một tác phẩm nói đến văn hóa của Ðạo Phật như
một thực tại sống động của đời sống con-người-ở-đây-và-bây-giờ như tác
phẩm nàỵ
Chính tính
cách thiết thực đó mà tôi xin được giới thiệu tác phẩm này đến bạn đọc
mười phương với tất cả tấm lòng trân trọng tác phẩm và biết ơn tác giả.
Houston, mùa Phật Ðản 2537
Thích Nguyên Hạnh
--- o0o ---
Mục Lục
|
Phần 1
|
Phần 2
|
Phần 3
Phần 4
|
Phần 5
|
Phần 6
|
Phần 7
--- o0o ---

(Xem tiếp)
Trở về trang tác giả Thích Phụng Sơn
--- o0o ---
Vi tính:
Chân Diệu Lan
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày:
01-10-2004