Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Tịnh Độ


......... .

 
 

Tịnh Độ

 

HT. Thích Trí Quảng

 

Trong kinh điển Nguyên thủy, Đức Phật nói về thế giới Niết bàn, nhưng chuyển sang kinh điển Đại thừa, cảnh giới Niết bàn được triển khai thành các mô hình Tịnh độ như  Tây phương Tịnh độ của Đức Phật Di Đà, Đông phương Tịnh độ của Đức Phật Dược Sư, Tịnh độ của Duy Ma, Tịnh độ của Pháp Hoa,  v.v...

Tịnh là trong sạch và độ là đất, nhưng không phải mặt đất này. Trong kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật Thích Ca dạy về tâm địa, lấy mảnh đất tâm của chúng ta làm đối tượng quán sát, tu hành. Người tu thường ví mình là người làm vườn khai thác mảnh vườn tâm của chính mình. Bắt đầu công việc canh tác mảnh vườn tâm, chúng ta nhận thấy rõ tâm mình ô uế, nên phải nỗ lực dọn dẹp cho sạch mảnh đất tâm đầy cỏ dại  và đuổi hết những rắn rít ẩn núp trong ấy. Có cỏ dại là có rắn rít, hai thứ này thường hợp tác với nhau. Nói cách khác, nội chướng và ngoại ma luôn gắn liền với nhau. Thực tế cho thấy người thích uống rượu, hay thích cờ bạc, tự động có bạn rượu, bạn cờ bạc tìm đến rủ rê. Còn lòng tham, mới bị người mua chuộc, còn bực tức thì dễ bị người kích động. Nếu tâm chúng ta vắng lặng, đã dọn sạch cỏ dại, rắn rít đâu còn chỗ nương náu.

Năm 1963, với sự bồng bột của tuổi trẻ, tôi đã tham gia phong trào tranh đấu của Phật giáo, lúc ấy tự động có nhiều người chống chế độ tìm gặp tôi để kích động, mới xuống đường. Vì lòng mình nghĩ như vậy, họ mới tác động được. Nhưng khi tâm tôi đã nguội lạnh sau tám năm tu học ở Nhật trở về, cỏ dại đã dọn sạch, nên rắn rít phải bỏ đi, nghĩa là tôi không muốn đi theo con đường ấy, cho nên người khác không xúi giục được.

Trên bước đường thật tu, từng bước chân niệm Phật, chúng ta đi lần vào Tịnh độ. Dẹp được một phần phiền não, một phần Tịnh độ hiện ra, hay ta khai thác mảnh vườn tâm, dọn dẹp cỏ dại đến đâu thì đem gieo giống Bồ đề đến đó. Còn bỏ mặc, để đất trống thì cỏ dại sẽ mọc rất nhanh, ở không sẽ sanh chuyện. Vì vậy, người tu Tịnh độ thường tinh tấn, ngày đêm sáu thời niệm Phật, tụng kinh, không cho phép có thì giờ chơi hay ngủ. Tụng kinh hai tiếng, nghỉ một chút, lại tụng tiếp. Riêng tôi, đã trải qua nhiều năm thể nghiệm pháp này, tâm mới sạch, Bồ đề mới lớn mạnh, tâm trí mới chứa được pháp Phật.

Phải gấp rút trồng Bồ đề bằng cách tụng kinh, niệm Phật, sám hối, tham thiền. Và tâm Bồ đề của chúng ta vững mạnh thì ác xấu bên ngoài không tìm đến hoặc không tác hại được. Tâm nguội lạnh và người không tác động được là biết tâm mình đã sạch; được như vậy, chúng ta đi lần vào thế giới nội tâm của chính mình, đó là Tịnh độ của tâm, hay Tịnh độ theo Duy Ma.

Duy Ma nghĩa là tịnh tâm và tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh hiện ra. Tất nhiên thế giới thanh tịnh này là thế giới nội tâm, không phải thế giới bên ngoài. Nhưng muốn tâm thanh tịnh, phải hàng phục bốn loại ma là ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma, tử ma.

Riêng với người tu Thiền, nếu thể nghiệm được tâm không sinh, không diệt, chứng quả Vô sanh, tức đạt đến trạng thái tâm hoàn toàn như như bất động, gọi là tâm chân như. Sống với tâm chân như, hoàn cảnh bên ngoài không thể tác động, thiên ma không quấy nhiễu được, nên đối với sinh tử, hành giả cũng không bận tâm, là tử ma không có và tất cả vui buồn vinh nhục của cuộc đời không thể tác hại, phá được phiền não ma. Khi ba thứ ma: phiền não ma, thiên ma, tử ma bị trừ khử, ngũ uẩn trở thành thanh tịnh, thì cũng chấm dứt ngũ ấm ma.

Ngũ uẩn thân ô nhiễm là chúng sinh trầm luân trong thế giới sinh diệt. Ngũ uẩn thanh tịnh thì sanh thân là Pháp thân, hay đã chuyển đổi thân sinh diệt thành không sinh diệt theo Duy Ma.

Thật vậy, ngũ uẩn thân gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.  Thức uẩn là sự hiểu biết của chúng ta có được do xúc chạm, thấy, nghe, suy nghĩ, gọi là vọng thức. Thí dụ, muốn biết một người nào đó, trước hết chúng ta quan sát hình dáng bên ngoài của họ, kế đến, muốn biết rõ hơn, phải tìm hiểu xem họ xuất thân từ trường lớp nào, làm việc ra sao, nghe người khác nhận xét về khả năng, về tánh nết của họ, về gia đình họ và cuối cùng chúng ta tổng hợp tất cả những dữ kiện này để biết họ như thế nào. Đó là cái biết bằng vọng thức theo thế gian.

Theo Phật, chúng ta không sử dụng cái biết theo vọng, nhưng biết bằng trực giác. Chúng ta không thể tin tưởng vào bề ngoài giả tạo của họ, không nghe họ nói để không mắc lừa người khẩu Phật tâm xà. Thể nghiệm pháp Phật, tập biết theo Phật, chúng ta tập chuyển đổi vọng thành chân bằng cách xả bỏ tiền ngũ thức, nghĩa là không sử dụng năm thứ biết do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm và thân xúc chạm, cho đến chuyển đổi Mạt na thức và A lại da thức trở thành bạch tịnh thức. Trải qua quá trình thực chứng như vậy, hiểu biết theo vọng đã lắng yên, là vọng thức đã xả, thì tâm được thanh tịnh, hiểu biết sáng suốt, không suy nghĩ, tính toán mà vẫn biết chính xác, gọi là trực giác.

Riêng tôi, thường tập quán sát việc hay người bằng trực giác trước, xem có tin được không và sau đó kiểm chứng lại bằng tri thức, bằng kinh nghiệm, bằng sách vở, bằng cách tìm hiểu, v.v… Và đem so những dữ kiện thu thập được với trực giác ban đầu của chúng ta có, sẽ biết được mức độ chính xác của trực giác chúng ta ra sao.  Tập cách biết như vậy, lần lần chúng ta phát huy được trực giác, gọi là tuệ giác.

Trước khi tu, sử dụng vọng thức là cái biết sai lầm dẫn đến vô số khổ đau, nên cái biết ấy được mệnh danh là vọng tưởng điên đảo. Vì nhận chân được bản chất của vọng thức là phiền não, người tu lấy trí huệ làm sinh mạng, không còn bị vọng thức chi phối, tác hại, nghĩa là đã chuyển được thức uẩn thành trí huệ, tức chuyển đổi một phần ngũ uẩn thân thành giải thoát tri kiến Pháp thân.

Thức uẩn đã dọn sạch, kế đến là hành uẩn. Hành uẩn là những tính toán hơn thiệt, nói chung, những suy nghĩ, đối phó trong tâm trí của chúng ta khi chưa tu. Nay đã có được giải thoát tri kiến là thấy biết đúng đắn, nên không còn lo lắng, sợ hãi, tính toan, đối phó. Tâm hoàn toàn thanh thản, hành uẩn theo đó tự diệt. Khi quán 12 nhân duyên, vô minh diệt thì hành diệt là nghĩa này. Vô minh diệt, tức sai lầm không có thì hành uẩn cũng diệt,  lo sợ, buồn phiền tiêu tan; vì đã thấy rõ mọi việc từ nhân đến quả. Nếu chúng ta tính toán thì người cũng biết tính, nhưng chúng ta thanh thản, nhớ lời Phật dạy mọi việc đủ nhân duyên, sẽ tự động đến. Xuân đến thì hoa mới nở, quả chín mới dùng được. Bồ tát lo tu nhân tốt, quả tốt tự thành, không phải lo sợ. Nói cụ thể, suốt cuộc đời chúng ta lo phục vụ Phật pháp, không gây phiền hà, đương nhiên được tín nhiệm. Còn lo chiếm cảm tình của người, nhưng phạm nhiều lỗi lầm, chắc chắn tâm cũng đầy lo sợ, không yên.

Không làm sai trái, tâm được thanh thản, hiện ra tướng ung dung tự tại, là giải thoát Pháp thân của Hiền Thánh. Chúng ta kính lễ tam thừa tứ quả giải thoát Tăng là nghĩa này. Các ngài đã diệt hành uẩn, mới hiện tướng giải thoát. Trên bước đường tu, chúng ta thực tập pháp kinh hành, Thiền hành hàng ngày sẽ giúp cho việc chuyển đổi hành uẩn trở thành Giải thoát Pháp thân. Còn người tất bật, lo lắng, sợ hãi, có tướng đi như bị ma đuổi.

Ngoài ra, trong cuộc sống, mọi việc được chúng ta quyết định bằng suy nghĩ, tính toán thuộc về tưởng uẩn. Theo Phật, tưởng uẩn không thể đúng đắn hoàn toàn, vì bị điều kiện hóa bởi nhiều thứ. Tu hành, phá bỏ tưởng uẩn để có được trực giác cho chúng ta thấy biết chính xác, không qua suy tính, là Huệ Pháp thân.

Ngoài thức uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn, chúng ta còn có thọ uẩn, tức hiểu biết do tiếp xúc, đọc sách, nói chung là do sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với sáu trần : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Từ đó tạo ra vô số tội lỗi, điên đảo đáng sợ. Vì thế, những người mới tu thường ở núi rừng, ít có người lui tới, để bớt thấy nghe thì không bị sự tác động làm cho tham và sân nổi lên. Điều này dễ nhận ra, hễ thấy nghe điều vừa ý là tâm ưa thích, tham đắm khởi lên liền; trái lại, thấy nghe việc không bằng lòng thì tâm ganh ghét, bực bội có ngay.

Vì thế, người tu phá bỏ thọ uẩn bằng cách không cho sáu giác quan tiếp xúc bên ngoài thông qua pháp tu nội quán, hoặc quán tưởng Phật pháp, tức hướng nội. Nếu không, sử dụng pháp hướng ngoại là mượn cảnh núi rừng, hình ảnh, tranh tượng để trụ tâm tu hành, gọi là thê tâm An Dưỡng hương. Dù ta ở Ta bà, nhưng không nghe nên không thấy chướng tai, không thấy nên không gai mắt. Vì đã đặt tâm ở thế giới Cực Lạc, nghe được pháp, nghe tiếng gió thổi, nhạc trời, suối reo làm cho người nghe ưa thích niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Còn ở Ta bà, người nói chúng ta nghe là bị nhức óc, buồn phiền. Ở Tịnh độ Tây phương của Phật Di Đà, nghe Bồ tát dạy, cảm thấy mát lòng, nghe A la hán luận đạo, chúng ta có được huệ giải, nghe tiếng chim hót, tiếng lá cây xào xạc cũng phát tâm tu.

Đó là những cách tu chuyển ngũ uẩn xoay trở về nội giới, hay hướng về Tịnh độ. Trải qua nhiều năm hướng nội và hướng tâm về cảnh Tịnh độ, tâm tôi sáng tỏ; hướng về kinh điển giúp tôi có hiểu biết rộng lớn. Hướng đến bên ngoài, chỉ nhận thêm nhiều phiền toái mà thôi. Tâm an trụ pháp Phật, cuộc sống của chúng ta theo đó được yên ổn, định tĩnh. Được như vậy là đã chuyển thọ uẩn thành tâm an định, thành tựu Định Pháp thân.

Có được bốn phần Pháp thân, từ Giải thoát tri kiến Pháp thân, Giải thoát Pháp thân, Huệ Pháp thân và Định Pháp thân, thì sắc thân tứ đại tự động là Phật thân. Thật vậy, thân bên ngoài chúng ta biến chuyển theo sự tác động của nội tâm bên trong. Thực tế chúng ta thấy người giải thoát thì có tướng giải thoát, người buồn phiền tất nhiên hiện tướng héo hon; không thể khác.

Hành giả Pháp Hoa đúng nghĩa thì thân như hoa sen, tâm như ngọc ma ni, nghĩa là họ đã thành tựu định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến Pháp thân, làm lợi ích cho nhiều người. Ai xúc phạm đến người này, tự chuốc họa vào thân; vì họ tiêu biểu cho Phật. Nói đơn giản, những người tốt trên cuộc đời được nhiều người kính trọng mà chống đối  họ thì tự mang họa. Đừng hiểu lầm ý này và nghĩ rằng mình tụng kinh Pháp Hoa, ai đụng tới mình sẽ bị tai họa.

Theo tinh thần kinh Duy Ma và Pháp Hoa, chuyển đổi ngũ uẩn sanh thân thành ngũ phần Pháp thân là sự chuyển đổi từ tâm mà thân thay đổi theo; vì khi phiền não bị loại bỏ rồi, bệnh tật cũng tự tiêu tan. Người chất chứa nhiều nỗi uất hận, phiền muộn trong lòng, mắc bệnh trầm uất là tất yếu. Tâm yên ổn, thân trở thành khỏe mạnh và thân có được 32 tướng tốt cũng phát xuất từ tâm thanh tịnh tuyệt đối. Nếu có thân hiện đời xấu xí, do túc nghiệp đời trước mà thành, thì trải qua quá trình tu hành, chúng ta chuyển hóa lần ngũ uẩn sanh thân như trên đã nói, cũng sẽ phần nào được thân tốt đẹp trong đời này và đời sau cũng tốt hơn nữa.

Và khi sanh thân đã chuyển đổi thành Pháp thân, Ta bà liền trở thành Tịnh độ. Thật vậy, vì tâm và thân tốt đẹp hoàn toàn, kinh Pháp Hoa diễn tả tâm họ là Thiền, thân làm giống Phật, giảng pháp chân thật, khai thị nhứt thừa, được Phật xoa đầu và trao y bát … Người đó ở nơi nào thì  nơi đó cũng biến thành an lành, nghĩa là Tịnh độ hiện ra theo sự hiện hữu thanh tịnh của họ. Nói dễ hiểu, chúng ta tu hành, phá được một phần vô minh, phiền não, sẽ chứng được một phần Pháp thân. Ta giúp đỡ một người thăng hoa, họ sẽ trở thành pháp hữu của ta và sẽ lần sống chết với ta, thì họ chính là một phần Pháp thân của ta. Nhưng nếu vô minh nổi dậy, làm cho người buồn phiền, họ sẽ xa lánh ta, là biến Pháp thân thành phiền não. Phật dạy rằng Ngài tự tại giải thoát trong cảnh khổ đau của chúng sinh, còn chúng sinh lại khổ đau triền phược trong cảnh giải thoát của Phật. Giải thoát và khổ đau như hai mặt của một bàn tay, chỉ khác nhau ở thân khẩu ý do trí tuệ chỉ đạo hay do vô minh sai khiến. Ý này là đỉnh cao của Pháp Hoa khó thâm nhập được. Phật cũng khẳng định rằng tinh ba Pháp Hoa khó hiểu, khó vào. Làm sao chuyển đổi được người xấu thành người tốt, chuyển cảnh ô nhiễm của Ta bà thành cảnh Tịnh độ là điều không đơn giản chút nào.

Vì sự khó khăn vô cùng này, Đức Phật mới mở cánh cửa phương tiện để giới thiệu cho chúng ta Tịnh độ Tây phương của Phật Di Đà. Đức Phật Thích Ca dạy rằng cách đây mười muôn ức thế giới có Phật A Di Đà đang giáo hóa ở cõi Tịnh độ Tây phương, ở đó chỉ toàn là bậc thượng thiện nhân và nhân dân không hề biết khổ não, chỉ hưởng niềm vui cùng tột nên gọi là Cực Lạc.

Sự thật đức Phật vẫn hằng hữu, không mất, nhưng chúng sinh với đôi mắt nghiệp, chỉ thấy Phật nhập diệt, không thấy Phật bất tử thì làm sao tu. Phật chỉ vắng bóng trên cuộc đời, không còn sắc thân. Nếu Phật lưu lại mãi trên thế gian này, ngài e ngại những đứa con mất bản tâm sẽ ỷ lại vào ngài, không lo tu. Thực tế Phật tại thế, người ta kính Phật trọng Tăng, người lười biếng núp bóng Phật để hưởng thụ. Vì vậy, Phật nhập diệt, hay diệt Hóa thành để họ cảm thấy bơ vơ, nỗ lực tu hành, mới thấy được Phật hằng hữu là Phật Báo thân và Phật Pháp thân. Ý này tôi nhận thấy rõ, năm 1963, tu sĩ bị bắt bớ tù đày, nên ít người muốn đi tu. Nhưng năm 1964, số người thọ giới một lần hơn 500 người tại Việt Nam Quốc tự; vì lúc đó tu hành được hưởng nhiều quyền lợi, như không phải đi lính, không tốn tiền học phí, v.v… Và đến năm 1975, thầy tu hoàn tục rất nhiều, vì ở chùa khổ.

Trong hoàn cảnh gian khổ, những người tốt tự phấn đấu, vượt khó, đi lên được; nhưng cũng có những người bỏ tu. Vì tâm đại từ bi thương xót tất cả chúng sinh, đức Phật mới mở cánh cửa phương tiện. Đối với người dở, không thể tự lo, Phật khuyến khích họ nỗ lực vượt qua 500 do tuần đường hiểm sẽ đến cõi Tịnh độ của Phật Di Đà hoàn toàn tốt đẹp, có ao thất bảo, có hàng cây bảy báu …. Ở Ta bà tu hành, một đồng Phật cũng không cho giữ, nhưng ở Cực Lạc của Phật Di Đà toàn là vàng bạc, châu báu, cái gì tốt nhất đều có, đời sống an vui cùng cực. Phật đã giới thiệu một mô hình Tịnh độ toàn mỹ toàn bích cho người hướng tâm đến. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Bảo sở, nhờ hướng tâm đến mục tiêu đó mà mọi người cố gắng tu, vượt đường hiểm sinh tử.

Có thể nói kinh Di Đà là biến thể của kinh Pháp Hoa, cũng có tên là Phật Sở Hộ Niệm kinh giống như Pháp Hoa. Chỉ khác nhau ở điểm, kinh Pháp Hoa triển khai pháp chân thật, còn kinh Di Đà triển khai pháp phương tiện. Đức Phật Thích Ca vì những người yếu kém, cần nương tựa mới tu được, Ngài mở ra phương tiện môn. Đối với họ, có thầy, có bạn, có chùa mới tu được. Còn theo Pháp Hoa, ở ngoài đồng trống, ở gò mã, hay ở ngã tư đường, cũng tu được. Nhưng thử nghĩ có mấy người làm được như kinh Pháp Hoa dạy. Vì vậy, phải dùng phương tiện và thế giới Cực Lạc là phương tiện Thánh cư độ của Phật Di Dà, giống như Phật Thích Ca dùng phương tiện thị hiện ở Ta bà vậy.

Kinh Di Đà nhằm gợi ý, đưa ra thế giới lý tưởng để chúng ta phấn đấu tu hành. Từ đây qua Tây phương, hoặc qua Bảo sở quá dài xa, phải đi suốt 500 do tuần đường hiểm. Vì thế, nhiều người muốn đi tắt cho nhanh. Ở Ta bà ô nhiễm phiền não, nhưng chúng ta trụ tâm, không phiền não, liền có Tịnh độ; đó là con đường đi tắt. Nhưng mười người đi theo đường tắt này thì có đến chín người bị chết, vì là đường hiểm sinh tử mà.

 Cụ thể hóa cho dễ hiểu, như xưa kia người Trung Hoa sang An Độ cầu pháp, nhưng đắc pháp, trở về được thì không có mấy người. Trên đường đi, phải trải qua biết bao nhiêu là sa mạc hiểm nguy. Vì thế, tu hành theo con đường tắt cũng được, nhưng với điều kiện phải có bản lĩnh, có trí tuệ, có phước đức, mới vượt được sinh tử. Đó chính là pháp tu Thiền, nhưng người đắc Thiền, thành Tổ, thành Phật rất hiếm. Con đường khó khăn vô cùng này được thể hiện trong truyện Tây Du Ký, Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Đông độ, phải có ngựa thần, có Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng với nhiều phép thần thông bảo vệ, phải có chiếc y nạm châu báu của Bồ tát Quan Am cho để giữ gìn mạng sống, mặc vào không bị lửa đốt cháy, thì mới đem kinh về được.

Vì vậy, nếu thiếu những điều kiện tối cần thiết, phải đi xa hơn, là đi sang Tây phương Cực Lạc. Tuy xa, nhưng tương đối an toàn hơn, không phải là đường hiểm sinh tử. Chỉ cần hướng tâm về đức Phật Di Đà, lắng nghe pháp âm của Phật và Bồ tát ở đó là đến được. Đường xa, nhưng đặc biệt là đi bằng tâm, nên đi rất nhanh, không phải đi bằng thân. Cho nên Phật khuyên chúng ta phải gá tâm vào Cực Lạc thì chỉ một niệm tâm là đến Cực Lạc liền.

Tôi đã áp dụng pháp này, thân ở đây, nhưng tâm gắn vào cõi Tịnh độ. Từng bước chân đi niệm Phật, tâm nghĩ đến Phật, hình dung ra Phật hiện hữu trước mặt, thì có cảm giác đang sống trong Cực Lạc, trần duyên quên hết, đối với Ta bà không còn bận tâm nữa. Mọi việc thuận nghịch, khổ vui đều ở ngoài ta. Thể nghiệm được một phần nhỏ pháp này ở Ta bà sẽ hiện ra cho chúng ta một tiểu Tịnh độ là nhân gian Tịnh độ thành hình. Vì thế, sống trong cảnh tranh chấp, dầu sôi lửa bỏng, họ vẫn an lành. Còn để tâm ở cảnh ô trược, chắc chắn phiền não bao vây, không tu được.

Tóm lại, tâm chúng ta an trụ trong cảnh thanh tịnh của Cực Lạc thì thế giới này cũng thanh tịnh, an vui theo. Tuy  cách xa mười muôn ức Phật độ, nhưng trong khảy móng tay liền sang đến Tịnh độ và trong khảy móng tay là hội nhập lại Ta bà độ chúng sinh. Tâm đặt ở Cực Lạc, học cách suy nghĩ, cách sống của Phật, Bồ tát, La hán, Thánh chúng Liên Trì hải hội, tâm chúng ta sáng tỏ theo sự giáo dưỡng của các Ngài. Tâm quay trở về Ta bà, làm nơi nương tựa an ổn, giải thoát cho mọi người thăng hoa đạo đức và tri thức.

Ngoài thức uẩn, hành uẩn và tưởng uẩn, chúng ta còn có thọ uẩn, tức hiểu biết do tiếp xúc, đọc sách, nói chung là do sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Từ đó tạo ra vô số tội lỗi, điên đảo đáng sợ. Vì thế, những người mới tu thường ở núi rừng, ít có người lui tới, để bớt thấy nghe thì không bị sự tác động làm cho tham và sân nổi lên. Điều này dễ nhận ra, hễ thấy nghe điều vừa ý là tâm ưa thích, tham đắm khởi lên liền; trái lại, thấy nghe việc không bằng lòng thì tâm ganh ghét, bực bội có ngay.

Vì thế, người tu phá bỏ thọ uẩn bằng cách không cho sáu giác quan tiếp xúc bên ngoài thông qua pháp tu nội quán, hoặc quán tưởng Phật pháp, tức hướng nội. Nếu không, sử dụng pháp hướng ngoại là mượn cảnh núi rừng, hình ảnh, tranh tượng để trụ tâm tu hành, gọi là thê tâm An Dưỡng hương. Dù ta ở Ta bà, nhưng không nghe nên không thấy chướng tai, không thấy nên không gai mắt. Vì đã đặt tâm ở thế giới Cực Lạc, nghe được pháp, nghe tiếng gió thổi, nhạc trời, suối reo làm cho người nghe ưa thích niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Còn ở Ta bà, người nói chúng ta nghe là bị nhức óc, buồn phiền. Ở Tịnh độ Tây phương của Phật Di Đà, nghe Bồ tát dạy, cảm thấy mát lòng, nghe A la hán luận đạo, chúng ta có được huệ giải, nghe tiếng chim hót, tiếng lá cây xào xạc cũng phát tâm tu.

Đó là những cách tu chuyển ngũ uẩn xoay trở về nội giới, hay hướng về Tịnh độ. Trải qua nhiều năm hướng nội và hướng tâm về cảnh Tịnh độ, tâm tôi sáng tỏ; hướng về kinh điển giúp tôi có hiểu biết rộng lớn. Hướng đến bên ngoài, chỉ nhận thêm nhiều phiền toái mà thôi. Tâm an trụ pháp Phật, cuộc sống của chúng ta theo đó được yên ổn, định tĩnh. Được như vậy là đã chuyển thọ uẩn thành tâm an định, thành tựu Định Pháp thân.

Có được bốn phần Pháp thân, từ Giải thoát tri kiến Pháp thân, Giải thoát Pháp thân, Huệ Pháp thân và Định Pháp thân, thì sắc thân tứ đại tự động là Phật thân. Thật vậy, thân bên ngoài chúng ta biến chuyển theo sự tác động của nội tâm bên trong. Thực tế chúng ta thấy người giải thoát thì có tướng giải thoát, người buồn phiền tất nhiên hiện tướng héo hon; không thể khác.

Hành giả Pháp Hoa đúng nghĩa thì thân như hoa sen, tâm như ngọc ma ni, nghĩa là họ đã thành tựu định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến Pháp thân, làm lợi ích cho nhiều người. Ai xúc phạm đến người này, tự chuốc họa vào thân; vì họ tiêu biểu cho Phật. Nói đơn giản, những người tốt trên cuộc đời được nhiều người kính trọng mà chống đối họ thì tự mang họa. Đừng hiểu lầm ý này và nghĩ rằng mình tụng kinh Pháp Hoa, ai đụng tới mình sẽ bị tai họa.

Theo tinh thần kinh Duy MaPháp Hoa, chuyển đổi ngũ uẩn sanh thân thành ngũ phần Pháp thân là sự chuyển đổi từ tâm mà thân thay đổi theo; vì khi phiền não bị loại bỏ rồi, bệnh tật cũng tự tiêu tan. Người chất chứa nhiều nỗi uất hận, phiền muộn trong lòng, mắc bệnh trầm uất là tất yếu. Tâm yên ổn, thân trở thành khỏe mạnh và thân có được 32 tướng tốt cũng phát xuất từ tâm thanh tịnh tuyệt đối. Nếu có thân hiện đời xấu xí, do túc nghiệp đời trước mà thành, thì trải qua quá trình tu hành, chúng ta chuyển hóa lần ngũ uẩn sanh thân như trên đã nói, cũng sẽ phần nào được thân tốt đẹp trong đời này và đời sau cũng tốt hơn nữa.

Và khi sanh thân đã chuyển đổi thành Pháp thân, Ta bà liền trở thành Tịnh độ. Thật vậy, vì tâm và thân tốt đẹp hoàn toàn, kinh Pháp Hoa diễn tả tâm họ là Thiền, thân làm giống Phật, giảng pháp chân thật, khai thị nhứt thừa, được Phật xoa đầu và trao y bát … Người đó ở nơi nào thì  nơi đó cũng biến thành an lành, nghĩa là Tịnh độ hiện ra theo sự hiện hữu thanh tịnh của họ. Nói dễ hiểu, chúng ta tu hành, phá được một phần vô minh, phiền não, sẽ chứng được một phần Pháp thân. Ta giúp đỡ một người thăng hoa, họ sẽ trở thành pháp hữu của ta và sẽ lần sống chết với ta, thì họ chính là một phần Pháp thân của ta. Nhưng nếu vô minh nổi dậy, làm cho người buồn phiền, họ sẽ xa lánh ta, là biến Pháp thân thành phiền não. Phật dạy rằng Ngài tự tại giải thoát trong cảnh khổ đau của chúng sinh, còn chúng sinh lại khổ đau triền phược trong cảnh giải thoát của Phật. Giải thoát và khổ đau như hai mặt của một bàn tay, chỉ khác nhau ở thân khẩu ý do trí tuệ chỉ đạo hay do vô minh sai khiến. Ý này là đỉnh cao của Pháp Hoa khó thâm nhập được. Phật cũng khẳng định rằng tinh ba Pháp Hoa khó hiểu, khó vào. Làm sao chuyển đổi được người xấu thành người tốt, chuyển cảnh ô nhiễm của Ta bà thành cảnh Tịnh độ là điều không đơn giản chút nào.

Vì sự khó khăn vô cùng này, Đức Phật mới mở cánh cửa phương tiện để giới thiệu cho chúng ta Tịnh độ Tây phương của Phật Di Đà. Đức Phật Thích Ca dạy rằng cách đây mười muôn ức thế giới có Phật A Di Đà đang giáo hóa ở cõi Tịnh độ Tây phương, ở đó chỉ toàn là bậc thượng thiện nhân và nhân dân không hề biết khổ não, chỉ hưởng niềm vui cùng tột nên gọi là Cực Lạc.

Sự thật Đức Phật vẫn hằng hữu, không mất, nhưng chúng sinh với đôi mắt nghiệp, chỉ thấy Phật nhập diệt, không thấy Phật bất tử thì làm sao tu. Phật chỉ vắng bóng trên cuộc đời, không còn sắc thân. Nếu Phật lưu lại mãi trên thế gian này, Ngài e ngại những đứa con mất bản tâm sẽ ỷ lại vào Ngài, không lo tu. Thực tế Phật tại thế, người ta kính Phật trọng Tăng, người lười biếng núp bóng Phật để hưởng thụ. Vì vậy, Phật nhập diệt, hay diệt Hóa thành để họ cảm thấy bơ vơ, nỗ lực tu hành, mới thấy được Phật hằng hữu là Phật Báo thân và Phật Pháp thân. Ý này tôi nhận thấy rõ, năm 1963, tu sĩ bị bắt bớ tù đày, nên ít người muốn đi tu. Nhưng năm 1964, số người thọ giới một lần hơn 500 người tại Việt Nam Quốc tự; vì lúc đó tu hành được hưởng nhiều quyền lợi, như không phải đi lính, không tốn tiền học phí, v.v… Và đến năm 1975, thầy tu hoàn tục rất nhiều, vì ở chùa khổ.

Trong hoàn cảnh gian khổ, những người tốt tự phấn đấu, vượt khó, đi lên được; nhưng cũng có những người bỏ tu. Vì tâm đại từ bi thương xót tất cả chúng sinh, Đức Phật mới mở cánh cửa phương tiện. Đối với người dở, không thể tự lo, Phật khuyến khích họ nỗ lực vượt qua 500 do tuần đường hiểm sẽ đến cõi Tịnh độ của Phật Di Đà hoàn toàn tốt đẹp, có ao thất bảo, có hàng cây bảy báu... Ở Ta bà tu hành, một đồng Phật cũng không cho giữ, nhưng ở Cực Lạc của Phật Di Đà toàn là vàng bạc, châu báu, cái gì tốt nhất đều có, đời sống an vui cùng cực. Phật đã giới thiệu một mô hình Tịnh độ toàn mỹ toàn bích cho người hướng tâm đến. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Bảo sở, nhờ hướng tâm đến mục tiêu đó mà mọi người cố gắng tu, vượt đường hiểm sinh tử.

Có thể nói kinh Di Đà là biến thể của kinh Pháp Hoa, cũng có tên là Phật Sở Hộ Niệm kinh giống như Pháp Hoa. Chỉ khác nhau ở điểm, kinh Pháp Hoa triển khai pháp chân thật, còn kinh Di Đà triển khai pháp phương tiện. Đức Phật Thích Ca vì những người yếu kém, cần nương tựa mới tu được, Ngài mở ra phương tiện môn. Đối với họ, có thầy, có bạn, có chùa mới tu được. Còn theo Pháp Hoa, ở ngoài đồng trống, ở gò mả, hay ở ngã tư đường, cũng tu được. Nhưng thử nghĩ có mấy người làm được như kinh Pháp Hoa dạy. Vì vậy, phải dùng phương tiện và thế giới Cực Lạc là phương tiện Thánh cư độ của Phật Di Dà, giống như Phật Thích Ca dùng phương tiện thị hiện ở Ta bà vậy.

Kinh Di Đà nhằm gợi ý, đưa ra thế giới lý tưởng để chúng ta phấn đấu tu hành. Từ đây qua Tây phương, hoặc qua Bảo sở quá dài xa, phải đi suốt 500 do tuần đường hiểm. Vì thế, nhiều người muốn đi tắt cho nhanh. Ở Ta bà ô nhiễm phiền não, nhưng chúng ta trụ tâm, không phiền não, liền có Tịnh độ; đó là con đường đi tắt. Nhưng mười người đi theo đường tắt này thì có đến chín người bị chết, vì đây là đường hiểm sinh tử.

 Cụ thể hóa cho dễ hiểu, như xưa kia người Trung Hoa sang Ấn Độ cầu pháp, nhưng đắc pháp, trở về được thì không có mấy người. Trên đường đi, phải trải qua biết bao nhiêu là sa mạc hiểm nguy. Vì thế, tu hành theo con đường tắt cũng được, nhưng với điều kiện phải có bản lĩnh, có trí tuệ, có phước đức, mới vượt được sinh tử. Đó chính là pháp tu Thiền, nhưng người đắc Thiền, thành Tổ, thành Phật rất hiếm. Con đường khó khăn vô cùng này được thể hiện trong truyện Tây du ky, Tam Tạng đi thỉnh kinh ở Đông Độ, phải có ngựa thần, có Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng với nhiều phép thần thông bảo vệ, phải có chiếc y nạm châu báu của Bồ tát Quan Âm cho để giữ gìn mạng sống, mặc vào không bị lửa đốt cháy, thì mới đem kinh về được.

Vì vậy, nếu thiếu những điều kiện tối cần thiết, phải đi xa hơn, là đi sang Tây phương Cực Lạc. Tuy xa, nhưng tương đối an toàn hơn, không phải là đường hiểm sinh tử. Chỉ cần hướng tâm về Đức Phật Di Đà, lắng nghe pháp âm của Phật và Bồ tát ở đó là đến được. Đường xa, nhưng đặc biệt là đi bằng tâm, nên đi rất nhanh, không phải đi bằng thân. Cho nên Phật khuyên chúng ta phải gá tâm vào Cực Lạc thì chỉ một niệm tâm là đến Cực Lạc liền.

Tôi đã áp dụng pháp này, thân ở đây, nhưng tâm gắn vào cõi Tịnh độ. Từng bước chân đi niệm Phật, tâm nghĩ đến Phật, hình dung ra Phật hiện hữu trước mặt, thì có cảm giác đang sống trong Cực Lạc, trần duyên quên hết, đối với Ta bà không còn bận tâm nữa. Mọi việc thuận nghịch, khổ vui đều ở ngoài ta. Thể nghiệm được một phần nhỏ pháp này ở Ta bà sẽ hiện ra cho chúng ta một tiểu Tịnh độ là nhân gian Tịnh độ thành hình. Vì thế, sống trong cảnh tranh chấp, dầu sôi lửa bỏng, họ vẫn an lành. Còn để tâm ở cảnh ô trược, chắc chắn phiền não bao vây, không tu được.

Tóm lại, tâm chúng ta an trụ trong cảnh thanh tịnh của Cực Lạc thì thế giới này cũng thanh tịnh, an vui theo. Tuy cách xa mười muôn ức Phật độ, nhưng trong khảy móng tay liền sang đến Tịnh độ và trong khảy móng tay là hội nhập lại Ta bà độ chúng sinh. Tâm đặt ở Cực Lạc, học cách suy nghĩ, cách sống của Phật, Bồ tát, La hán, Thánh chúng Liên Trì hải hội, tâm chúng ta sáng tỏ theo sự giáo dưỡng của các Ngài. Tâm quay trở về Ta bà, làm nơi nương tựa an ổn, giải thoát cho mọi người thăng hoa đạo đức và tri thức.

 

---o0o---
Nguồn: Chuyển pháp luân

Trình bày: NT
Cập nhật: 11-2006

 


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang Mục lục

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ: quangduc@tpg.com.au

Ghi rõ nguồn "Trang nhà Quảng Đức" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.