Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Tịnh Độ


...... ... .

 
Con Ðường TU TẮT

Pháp Môn Tịnh Ðộ

Trích trong Tây-Qui Trực-Chỉ và Lão-Nhơn Ðắc-Ngộ

Ðôi Liễn Ấn-Quang Pháp-Sư

 

Soạn Giả: Cư Sĩ Thiện-Tâm

---o0o---

 

Tín, Nguyện, Hạnh 

 

Pháp môn Tịnh độ lấy Tín, Nguyện, Hạnh làm tông như cái đảnh có ba chân, thiếu một tất không đứng vững.

  1. TÍN là căn bản của người tu. Nếu còn nghi thì hoa không nở.

Thứ nhứt: Phải tin chắc chắn rằng, vì lòng từ bi, Ðức Phât Thích Ca dạy cho chúng ta những lời trong kinh đều chân thật. Lo cho mình không tu niệm, lo chi Phật Di Ðà, Thích Ca nói gạt. Rất đỗi phàm tục những người ngay thẳng còn không nói dối đặt chuyện gạt ai, huống chi luật Phật cấm vọng ngữ, lẽ nào ngài gạt đời làm chi.

Thứ hai: Phải tin chắn chắn rằng: Ngoài thế giới chúng ta vẫn sống đây, chắc chắn có thế giới Cực lạc, có nhiều điều vui do Ðức Phật A Di Ðà làm giáo chủ.

Thứ ba: Phải tin chắc chắn rằng; ta là phàm phu nhiều nghiệp chướng, không thể chỉ nương cậy vào sức mình để thoát sanh tử ngay trong một kiếp này, phải nhờ Phật giúp.

Thứ tư: phải tin chắc chắn rằng: Ðức Phật A Di Ðà có lời thệ nguyện rộng lớn, nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, cầu nguyện về nước Ngài, khi chết chắc chắn sẽ được Ngài tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc.

b)---NGUY_N nghĩa là thệ nguyện. Tu tịnh độ mà không dám nhứt tâm thệ nguyện cầu vãng sanh Tây phương Cực lạc thì khó mà thành công. Nếu thệ nguyện một lòng một dạ không dời đổi chí nguyện vãng sanh của mình mới bền vững.

Lòng thệ nguyện phải cho bền chặt. Dù ai nói pháp nào hay, dù ai nói sẽ cho mình thành đạo tại thế, hoặc chứng Niết Bàn hiện tiền, mình cũng không tin, không bỏ chí nguyện vãng sanh của mình. Người có thệ nguyện là người có lập trường vững chắc, là người kiên tâm Bồ Ðề, là người dám thệ rằng dù nghèo giàu sang hèn, bệnh hoạn, tật nguyền chi chi cũng không thay đổi chí hướng theo Phật Di Ðà về nước Cực lạc.

Sức thệ nguyện càng lớn càng thâm thì đạo tâm mới kiên cố.

Nguyện lìa cõi trần này sanh về Cực lạc như tù nhân mong ra khỏi ngục, như người đi xa nhớ quê hương. Nếu chưa được vãng sanh Tịnh độ, dù cho kiếp sau làm vua ở cõi trời cũng không thích vì còn phải luân hồi, chỉ muốn lâm chung được Phật rước về Tây Phương mà thôi. được như thế thì nguyện của ta mới cảm đến Phật và thệ nguyện của Phật mới có thể nhiếp thọ ta. Ðức A Di Ðà tuy thệ nguyện độ sanh nhưng nếu chúng sanh không cần ngài tiếp dẫn, ngài cũng không biết làm sao. Muốn sanh Tây phương phải tin sâu, nguyện thiết. Thiếu hai điều này, dù có niệm Phật đến đâu cũng không thể cảm ứng với Phật; chỉ được phước báu ở cõi người hoặc cõi ngườI và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đãy đủ thì muôn ngườI vãng sanh không sót một. Ngài Vĩnh Minh bảo ‘’Muôn tu muôn người về’’, là chỉ cho ai có tín nguyện đầy đủ. Ngài Ngẫu Ích Ðại Sư nói: ‘’Ðược sanh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không, phẩm sen cao thấp đều bởi do trì danh sâu hay cạn.’’ Ðây là một luận án sắt dù ngàn Phật ra đời cũng không thay đổi.

Bình sanh không tín nguyện, lúc lâm chung khó được nhờ sức Phật tiếp dẫn. Cổ Ðức bảo: ‘’Tâm nghiệp rất nhiều, ngả về một mối nặng như người mắc nợ, chủ nợ mạnh kéo đi’’. Lúc lâm chung nghiệp lành dữ đều hiện, nếu không tín nguyện, nghiệp lực lôi cuốn mất sự tự chủ. Nếu chỉ nương cậy sức mình, dù nghiệp còn mảy tơ cũng không thoát khỏi sanh tử. niệm Phật đến nhứt tâm mà không tín nguyện, trong vô số người may mới có một vài người được vãng sanh. Dùng lòng tín nguyện chơn thiết thì không luận nghiệp nặng hay nhẹ, đều được nhờ từ lực vãng sanh. Ví dụ một hột cát nhỏ để vào nước liền chìm, trái lại tảng đá dù nặng ngàn cân được chở trên thuyền to cũng có thể đem đi nơi khác. Kinh Hoa Nghiêm nói: ‘’Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn đều bại hoại, tất cả các thân thuộc đều xa vời, tất cả các uy thế đều tan rã, chỉ còn nguyện nương là hằng còn theo dõi hướng dẫn trước mắt, trong một khoảnh khắc liền được vãng sanh thế giới Cực lạc’’.

Sự tích sau đây cho ta thấy tầm quan trọng của sự phát nguyện. Bà Thái Sương vợ một Hoa Kiều ở Qui Nhơn, tu tịnh độ và phát nguyện rằng: ‘’Nguyện vãng sanh Cực lạc nhằm ngày vía Ðức Phật A Di Ðà (tức là 17 tháng 11 Âm lịch). Bà mất năm 80 tuổi. đầu tháng11, bà nhờ thầy Bạch Sa tụng một bộ kinh Thủy Sám và một bộ kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17 bà về chầu Phật. Ðến ngày 17 bà con và đạo hữu hay tin ấy đến nhà bà để thỏa mãn tánh hiếu kỳ. Buổi sáng hôm ấy bà vẫn mạnh khỏe như thường. Ðúng 10 giờ, bà bảo người nhà đem cơm lên cúng Phật rồi ăn. Ăn xong bà súc miệng rửa mặt và thay quần áo. Ðúng 12 giờ trưa bà chào tất cả mọi người rồi ngồi xếp bằng, hai tay chắp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc của mọi người. Năm ấy ở Quy Nhơn, thiên hạ bàn tán xôn xao về cái chết của bà.

Xem đó đủ biết sự phát nguyện vãng sanh Cực lạc là một điều tối cần thiết cho người tu pháp môn Tịnh độ. Người tu phép này, hàng ngày hôm sớm phát nguyện vãng sanh về Cực lạc, không quên mỗi tháng có một giờ trong một ngày, đọc bài phát nguyện trước đây lạy đúng hướng có Phật Di Ðà cùng chư Phật mườI phương chứng minh.

c)---H_NH là ta phải chí thành khẩn thiết niệm câu NAM MÔ A DI ÐA PH_T mỗi thời khắc đừng để tạm quên. Ngoài thời khóa tụng, bất cứ lúc nào đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm, nhất là nằm chưa ngủ, niệm thầm hoài cho tới ngủ quên. Thức giấc cũng niệm chuyền như vậy, lâu ngày thời thấy sự linh nghiệm của Phật Di Ðà. Bất cần ngày chay hay ngày mặn, ở trần, nằm nghiêng, nên niệm thầm, tiêu rồi bước ra cũng niệm luôn.

Muốn sắm chuỗi lần cũng tốt, niệm không cũng tốt. Bậc hạ phải có chuỗi lần mà buộc lòng, lâu ngày quen niệm tự nhiên như kinh không chữ, miệng niệm tai ghi nhớ rõ ràng lần lần vọng niệm tiêu dứt. Nếu làn sóng vọng tưởng nổi trào quá mạnh, nên dùng phép thập niệm ký số như sau: Niệm Phật phải ghi nhớ rõ ràng từ một đến mười câu không dư không thiếu, rồi trở lại một, cứ thế mãi trong vòng mười câu thôi không được hai chục hoặc hơn. Cách này không nên dùng chuỗi, dùng tâm ghi nhớ. Nếu niệm một hơi từ một đến mười thấy khó thì phân làm hai (từ 1 đến 5 rồi từ 6 đến 10) hoặc làm ba ( từ một đến ba, từ bốn đến sáu rồi từ bảy đến mười). Lựa cách nào hợp với mình, không nên thay đổi. (Phép này của ông Ấn Quang Pháp Sư dạy, và áp dụng có kết quả.)

Niệm Phật quí tại tâm, nhưng cũng không nên bỏ sự đọc tụng ra tiếng và lạy trước bàn Phật vì thân, miệng, ý giúp đỡ lẫn nhau. Dù tâm có ghi nhớ, song nếu thân không lễ kính, miệng chẳng trì tụng thì cũng khó được lợi ích. Người đời khi khiêng đồ vật nặng còn phải nhờ tiếng giúp sức. Với hạng phàm phu, tâm hay bị xao lãng, nếu không nhờ sức thân lễ, miệng tụng, khó được nhứt tâm. Kinh Ðại Tập nói: ‘’Niệm lớn thấy Phật lớn, niệm nhỏ thấy Phật nhỏ’’.

Phật Di Ðà dạy niệm cho khỏi vọng ra ý ác, tu luyện tâm thanh tịnh, lâu ngày phát ra ý thiện, theo công quá cách thời công hạnh mới nhiều. Chớ lầm Phật Di Ðà cần cầu mị mà buộc tôn sùng Ngài đâu. Phật rước những người không tà niệm ý ác mà thôi.

Thờ tượng Phật Di Ðà trong lòng tin tưởng như thật chơn dung đó, đừng tưởng hình giả, tuy hình vẽ mà lòng mình tưởng như có ngài hiện xuống nhập vô đó, thời thiên nhãn Ngài chiếu xuống cũng thấy. Như thiệt lòng thành và cung kính thời cảm động (như động mối dây thép này, thời đầu kia động) vì tâm mình thường niệm đã hiệp với tâm Phật rồi. Nếu thuộc chú vãng sanh, gặp ai sát sanh, thời niệm Di Ðà mười câu với mười câu dài (NAM MÔ TÂY PHƯƠNG C_C L_C.. .PH_T) rồi niệm ba biến vãng sanh mà cứu độ nó. Gặp con chi mới chết, đương chết cũng niệm vậy. Nói chi tới lúc đưa đạo hữu lâm chung, thời niệm hoài cho đến chung cuộc.

Trong khi niệm Phật, bất cứ làm công đức gì nhỏ hay lớn, như bố thí một đồng hay cứu mạng một con kiến, hoặc xỏ dùm một lổ kim. Sau khi làm xong, tưởng tượng Phật Di Ðà trước mặt đọc thầm ‘’Tôi làm công đức này nguyện sanh về thế giớI Cực lạc của ngài’’.

---o0o---

Mục Lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |10 |11|12

---o0o---

Vi tính : Đông Phương
Trình bày : Nhị Tường

Cập nhật : 01-04-2002


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang Mục lục

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư : Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544