Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

 Luận 


...... ... .


 

 

 Luận Đại Trí Độ
( Mahàprajnàparamitàsatra)

Tác giả: Nàgàrjuna (Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập
Dịch Hán ra Việt: Thích Thiện Siêu

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Ấn hành 1997

---o0o---

Tập 5

Tập 05

Lời nói đầu

Cuốn 81

Giải thích Phẩm Sáu độ tương nhiếp thứ 68

Cuốn 82

Giải thích Phẩm Phương Tiện  thứ 69

Cuốn 83

Giải thích Phẩm Ba Tuệ thứ 70

Cuốn 84

Giải thích Phẩm Ba Tuệ thứ 70

Cuốn 85

Giải thích Phẩm Đạo Thọ thứ 71

Giải thích Phẩm Bồ Tát hạnh thứ 72

Giải thích Phẩm Gieo trồng căn lành thứ 73

Cuốn 86

Giải thích Phẩm Biến Học thứ 74

Giải thích Phẩm Ba thứ lớp học thứ 75

Cuốn 87

Giải thích Phẩm Một niệm đủ muôn hạnh thứ 76

Cuốn 88

Giải thích Phẩm Sáu dụ thứ 77

Giải thích Phẩm Bốn Nhiếp thứ 78

Cuốn 89

Giải thích Phẩm Khéo thông suốt thứ 79

Cuốn 90

Giải thích Phẩm Thật tế thứ 80

Cuốn 91

Giải thích Phẩm Cụ túc thứ 81

Cuốn 92

Giải thích Phẩm Tịnh Phật quốc độ thứ 82

Cuốn 93

Giải thích Phẩm Chắc chắn thứ 83

Cuốn 94

Giải thích Phẩm Bốn Đế thứ 84

Cuốn 95

Giải thích Phẩm Bảy Dụ thứ 85

Giải thích Phẩm Bình đẳng thứ 86

Cuốn 96

Giải thích Phẩm Như Hóa thứ 87

Giải thích Phẩm Tát đà ba luân thứ 88

Cuốn 97

Cuốn 98

Cuốn 99

Giải thích Phẩm Đàm vô kiệt thứ 89

Cuốn 100

Giải thích Phẩm Chúc Lụy thứ 90

Lời Nói Đầu 

Đây là tập thứ 5, gồm từ cuốn 81 đến cuốn 100 luận Đại Trí Độ.  Trước sau trọn bộ luận Đại Trí Độ gồm 5 tập trong đó có 100 cuốn.

Luận thuyết  minh về tính không trong mọi sinh hoạt tin tường, học hỏi, quán chiếu, tu tập, độ sinh, chứng quả.  Những sinh hoạt này nếu rời tính không, thời không thể đạt đến kết quả giải thoát hoàn toàn mọi ràng buộc của tâm phân biệt chấp trước, tức còn phải vướng mắc trong vòng sinh tử, hoặc phân đoạn, hoặc biến dịch.

Tính không cũng tức là tính vô ngã, vô tự tính, vô sở hữu tính. Chỉ một tính không mà vì đối tượng quán chiếu khác nhau nên trong luận này có chỗ phân biệt làm hai là chúng sanh không và pháp không; nói theo luận Thành Duy Thức là ngã không, pháp không; nói theo kinh Lăng già là nhân vô ngã, pháp vô ngã (năm pháp, ba tự tính, tám thức, hai vô ngã);  có khi phân biệt làm mười tám không, từ nội không, ngoại không, nội ngoại không cho đến vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.

Bát nhã tính không, có nhiều lợi ích, kéo chúng sinh ra khỏi vọng tưởng hý luận, nhưng khó lãnh hội, tu tập; ví như thỏi vàng cháy đỏ rất đẹp, có nhiều lợi ích, nhưng không thể lấy tay cầm; nếu lấy tay cầm ắt bị cháy tay.  Cũng vậy, nếu nghe nói không mà chấp không, như là trống không, bác hết tất cả, ắt bị sa đọa.   Vì vậy, Phật vì chúng sinh thuyết pháp, luôn luôn nương theo hai đế là tục đế và chơn đế.  Có khi vì chúng sinh chấp trước không, nên nói có  để phá; có khi vì chúng sinh chấp trước có, nên nói không để phá.  Nhưng nói có, nói không đều là phương tiện, là thuốc trị bệnh chấp trước; bệnh hết thời thuốc cũng không còn; hết thảy pháp không và tướng không cũng không.

Nếu hết thảy các pháp đều không, thời nương vào đâu để được giải hoát?  Nếu ngộ được hết thảy pháp đều không thời tức là không còn vọng tưởng chấp trước; không còn vọng tưởng chấp trước tức không khởi lên phiền não, tạo nghiệp luân hồi; ấy là giải thoát.  Ở trong giải thoát thì hoàn toàn không còn vọng tưởng chấp ngã, nên không có tướng người năng chứng và tướng pháp sở chứng, vô trí và vô đắc.

Nhờ ơn Tam bảo hộ trì, hội đủ duyên lành, nên tôi may mắn dịch xong trọn bộ luận Đại Trí Độ này.  Nguyện hồi hướng công đức ấy đến mọi người, mong được thấm nhuần, chứng nghiệm giáo nghĩa Bát nhã sâu xa, hầu giải thoát mọi sầu muộn khổ đau vì vọng tưởng điên đảo chấp trước cố hữu, mà khó có thể có cách gì khác hơn để giải thoát được.

PL. 2544 - Từ Đàm, 10-01-2001

Thích Thiện Siêu

--o0o --

Mục Lục Tập 5

Cuốn 81 | 82 | 83 | 84 | 85 | 86 | 87 | 88 | 89 | 90

 91 | 92 | 93 | 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100

--o0o --

Mục Lục Tổng Quát Luận Đại Trí Độ

Tập 01 |  Tập 02 | Tập 03 | Tập 04 | Tập 05

--o0o --

Cập nhật: 01-07-2003

 

Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Mục lục Luận

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com