Mục lục Kinh Thắng Man

Trang nhà Quảng Đức

Tiếng Anh

 

CHƯƠNG BẢY: NHƯ LAI TẠNG[1]

 

 

«Thánh đế, đó là nói nghĩa sâu xa, vi tế, khó biết, không phải là cảnh giới tư lương. Đó là sở tri của bậc trí, là điều mà hết thảy thế gian không thể tin. Vì sao? Đây là nói tạng sâu thẳm của Như Lai. Như Lai tạng là cảnh giới của Như Lai, không phải là điều hết thảy Thanh văn và Duyên giác có thể biết. Ở nơi cảnh vực Như Lai tạng mà nói ý nghĩa Thánh đế. Cảnh vực Như Lai tạng[2] sâu thẳm cho nên nói Thánh đế cũng sâu thẳm, vi tế, khó biết, không phải là cảnh giới tư lương; là sở tri của bậc trí, là điều mà hết thảy thế gian không thể tin.»[3]

 



[1] Như Lai tạng 如 來 藏 (Tathāgatagarbha); Liên hệ tư tưởng Như Lai tạng, Cf. Laṅkā, tr 907: Tathāgatagarbho, Mahāmate, kuśalākuśalahetukaḥ sarvajanmagatikartā pravartate naṭavadgatisaṃkaṭa ātmātmīyavarjitaḥ, «Như Lai tạng, này Đại Tuệ, là hạt nhân của thiện và bất thiện, là cái tạo ra định hướng của tất cả sinh loại, như kịch sĩ sáng tác hoạt cảnh vốn không phải là ta hay sở hữu của ta.» Cf. Laṅkā, 909: Anādikālavivi­dhaprapañca­dausthul­yavāsanā­vāsitaḥ ālayavijñāna-saṃśabdito'vidyāvāsanabhūmijaiḥ saptabhir vijñānaiḥ saha mahoda­dhitaraṃgavan nityam avyucchinnaśarīraḥ pravartate anityatādoṣarahita ātmavādavinivṛtto' tyantaprakṛtipariśuddhaḥ, «Cái được gọi là thức a-lại-da, vốn được huân tập bởi tập khí xấu của hý luận vọng tưởng phức tạp kể từ thời vô thủy, cùng chuyển biến với bảy thức vốn (là những cái) nảy sinh từ mảnh đất được xông bởi tập khí vô minh (tức vô minh trụ địa). Cũng như sóng của biển cả, tự thể của nó vẫn thường hằng, liên tục không gián đọạn, (Như Lai tạng) tự bản tính vốn cực kỳ thuần tịnh, vượt ngoài các quan điểm về tự ngã, không có khuyết điểm của tính chất vô thường.» Cf. Laṅkā, ibid: …ayaṃ Tathāgatagarbhālayavijñānagocaraḥ sarvaśrāvakapratyekabuddhatīrthyavitarka­dar­śanānāṃ prakṛtipariśuddho' pi san aśuddha ivāgantukleśopakiṣṭatayā teṣām ābhāti na tu Tathāgatānām, «Này Đại Tuệ, cảnh giới của Như Lai tạng này, mà được gọi là a-lại-da thức, tự bản chất vốn thanh tịnh, đối với kiến giải của các nhà tư biện ngoại đạo và Thanh văn, Duyên giác thì nó tồn tại như là bị ô nhiễm bởi khách trần phiền não; nhưng đối với các Như Lai thì không phải vậy.»

[2] Như Lai tạng xứ 如 來 藏 處 (Skt. Tathāgatabargbhāyatana).

[3] Bản B thêm chi tiết: «Duy chỉ có Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, mới có thể nhận thức được.:». Dẫn thêm Laṅkā 91.3, liên hệ Thắng Man và Như Lai tạng: etadeva Mahāmate mayā Śrīmālāṃ devīm adhikṛtya deśanāpaṭhe anyāṃś ca sūkṣmanipuṇaviśuddhabuddhīn bodhisattvān adhiṣṭhāya Tathāgatagarbha ālayavijñānasaṃśabditaḥ saptabhir vijñānaiḥ saha pravṛtty abhiniviṣṭānāṃ śrāvakāṇāṃ dharmanairātmyapradarśanārthaṃ Śrīmālāṃ devīm adhiṣṭhāya Tathāgataviṣayo deśito na śrāvakapratyeka­buddhānyatīrtha­karata­rkavi­ṣayo­'nyatra… Tathāgataviṣaya eva Tathāgata­gar­bha ālayavijñānaviṣayas tvatsadṛśānāṃ ca sūkṣ­mani­puṇamati­buddhiprabhedakānāṃ bodhisattvānāṃ mahāsattvānām artha­prati­śaraṇānāṃ no tu yathārutadeśanāpaṭhābhiniviṣṭānāṃ sarvān­yatīrthya­śrāvaka­pratyeka­buddhā­nām, «Này Đại Tuệ, Ta đã giảng điều này cho Thắng Man Phu nhân và cũng hỗ trợ các Bồ tát có trí năng vi diệu tinh tế, rằng Như Lai tạng, vốn được gọi tên là thức a-lại-da cùng chuyển động với bảy thức, mục đích là nêu rõ yếu tính vô ngã của các pháp cho các Thanh văn còn chấp trước. Ta cũng hỗ trợ cho Thắng Man Phu nhân giảng về cảnh giới của Như Lai, vốn không phải là cảnh giới của Thanh văn, Bích-chi-Phật và tư biện ngoại đạo. Nhưng cảnh giới của Như Lai chính là cảnh giới của Như Lai tạng được gọi tên là thức a-lại-da, được giảng cho các Bồ tát thuộc hạng có trí năng thanh tịnh, tinh tế, vi diệu như ngươi, chứ không phải cho hết thảy các ngoại đạo, Thanh văn, Bích-chi-Phật chấp chặt vào văn tự giải thuyết.»

Mục lục Kinh Thắng Man

Trang nhà Quảng Đức

Tiếng Anh