Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Kinh Điển Phật Giáo


...... ... .

 

Kinh Hoa Thủ
(hay Nhiếp Chư Thiện Căn)
Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu quyển 16, số 657
Đời Hậu Tần, nước Quy Tư
Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Phụng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán
Tỳ Kheo Thích Bảo Lạc dịch ra chữ Việt
Pháp Bảo ấn hành 1990

 


---o0o----

Mục Lục:

 

Lời Cẩn Khải

 

1/ Phẩm tựa

2/ Phẩm thần lực

3/ Phẩm Võng Minh

4/ Phẩm như tướng

5/ Phẩm bất tín

Quyển II

1/ Phẩm niệm xứ

2/ Phẩm Phát Tâm tức Chuyển Pháp Luân

3/ Phẩm hiện biến

4/ Phẩm Như Lai lực

5/ Phẩm công đức

6/ Phẩm phát tâm

Quyển III

1/ Phẩm vô ưu

2/ Phẩm trung thuyết

3/ Phẩm tổng tướng

Quyển IV

1/ Phẩm thượng thanh tịnh

2/ Phẩm tán hoa

Quyển V

1/ Phẩm chúng tướng

2/ Phẩm các phương

Quyển VI

1/ Phẩm tam muội

2/ Phẩm cầu pháp

3/ Phẩm tán thán đức

4/ Phẩm kinh nghiêm hành trì

Quyển VII

1/ Phẩm Ðắc Niệm

2/ Phẩm chánh kiến

3/ Phẩm tán thán giáo hóa

4/ Phẩm hủy hoại

Quyển VIII

1/ Phẩm tạp

2/ Phẩm thần diệu

3/ Phẩm thuận nghịch

Quyển IX

1/ Phẩm bất thối chuyển

2/ Phẩm vị pháp

3/ Phẩm ca ngợi gặp gỡ

4/ Phẩm Kiên Ðức

Quyển X

1/ Phẩm pháp môn

2/ Phẩm phó chúc

 

Lời cẩn khải

Năm 1958, lúc đó tôi còn là một chú tiểu đầu để chỏm, ngây thơ như trang giấy trắng học trò, tập sự sống đời xuất gia thoát tục,  miệt mài kinh kệ trong nếp sống khắc khổ của tăng viện.

Nhờ được huấn luyện kỹ trong khuôn khổ Phật Học Viện, tăng sinh phải học kinh, luật, luận hầu hết đều bằng chữ Hán. Sau khi tốt nghiệp ra trường, lưu lạc đó đây như một hành giả, tôi mới nhận thấyThầy Tổ là những bậc đại ân sư, cố nhồi nhét vào đầu óc non nớt chúng tôi mớ kiến thức bao la về Phật giáo qua kinh điển Hán tự. Phuơng pháp giáo dục cố hữu ấy, có thể nói lỗi thời, nhưng giúp người học nhớ lâu và dễ dàng đem ứng dụng vào mọi môi trường, hoàn cảnh.

Ngày nay đọc hiểu được Hán tạng, một phần lớn phải nói nhờ lối học từ chương ấy giúp cho tôi tư lương rất nhiều trong việc phiên dịch và viết về Phật giáo. Năm 1988, lần đầu tiên tôi dịch bộ ‘Luận Ðại Thừa Bảo Yếu’, hẳn đã có nhiều người được đọc. Năm nay (1990) tôi dành trọn mấy tháng tịnh tu mùa hạ dịch bộ kinh Hoa Thủ này từ Ðại Tạng kinh Ðại Chánh Tân Tu, số 657, quyển thứ 16, cống hiến độc giả xa gần, để như một phần nào báo đáp thâm ân Tam Bảo mà người dịch đã được thừa hưởng từ những ngày còn thơ ấu.

Vốn biết sức học có hạn, tôi tin chắc trong lúc dịch không thể nào tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm làm cho cả lời và ý không lột tả được chân nghĩa văn kinh. Ngưỡng nguyện Tam Bảo thùy từ gia hộ, cần cầu sám hối:

Khấn nguyền bằng nén tâm hương

dịch kinh Hoa Thủ cúng dường Như Lai

Ba đời: quá, hiện, vị lai

Chư Phật, Bồ Tát hoằng khai đạo mầu.

Con nay thành khẩn cúi đầu

tỏ bày sám hối cần cầu hồng ân.

Nguyện xin sám hối lỗi lầm

ý khẩu ba nghiệp thân tâm nhẹ nhàng

Tiêu trừ tội chướng nghiệp khiên

tẩy khô ái nhiễm trược phiền tịnh thanh.

Cầu cho hết thảy chúng sanh

Nguyện đem công đức ấn kinh lưu truyền

Nguồn từ rưới khắp nhân thiên

xây tòa an lạc mãn viên đạo vàng

Vô dư thể nhập Niết Bàn

Chứng nên Phật quả thiện toàn Chân Như.

Cũng như tôi xin có lời tri ân tất cả quý Phật Tử xa gần đã góp phần tịnh tài ấn tống dịch phẩm khiêm tốn này, để tạo phước điền tối thắng. Nhờ sự trợ duyên quý báu của quý vị mà công việc hoằng pháp của quý thầy trở nên hữu hiệu, nhanh chóng.

Nguyện chư Phật thường gia hộ cho quý Phật Tử cùng thân bằng quyến thuộc kẻ còn, người mất đều được nhuần ân pháp vũ. Và chính quý vị tịnh ba nghiệp, thoát khỏi sáu nẽo luân hồi, chứng thành Phật quả.

Pháp Bảo tự,

Sydney, ngày 12-12-1990

Dịch giả cẩn đề

Thích Bảo Lạc

---o0o---


Mục Lục

Quyển I | Quyển II | Quyển III | Quyển IV | Quyển V

Quyển VI | Quyển VII | Quyển VIII | Quyển IX | Quyển X

 

---o0o---
 

Vi tính: Giác Anh
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-09-2003

 

Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Thư Mục Kinh Điển Phật Giáo

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com