Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

Tiếng Anh

qd.Äpg (8936 bytes)

Diễn Đàn Đối Thoại


...... ... .

 

TÒA HÌNH ÁN Á CHÂU - TÂY BAN NHA 
CỦA GIÁO HOÀNG 

(THE POPE' S ASIAN-SPANISH INQUISITION)

(www.nycny.com)


Nguyên tác: Mac Kher. Trích dịch: Trần Chung Ngọc 

--o0o--

 

Gần đây, Giáo hoàng (John Paul II) kêu gọi tăng gia nỗ lực cải đạo những người phi-GiaTô ở Á Châu.  Giáo hoàng nói cải đạo là một nhân quyền.  Giáo hoàng nói: “Cũng như trong thiên niên kỷ thứ nhất cây thập giá đã cắm chắc vào đất Au Châu, và, trong thiên niên kỷ thứ nhì, vào Mỹ Châu và Phi Châu, có thể thiên niên kỷ Ki Tô thứ ba sẽ chứng kiến một sự được mùa lớn về đức tin trên lục địa rộng lớn và quan trọng này.”  Giáo hoàng nói giáo hội công nhận những gì chân thật và thánh thiện trong những tôn giáo như Phật Giáo, An Độ Giáo và Hồi Giáo, nhưng chỉ có Chúa Ki Tô là có thể mang đến cho chúng ta sự cứu rỗi chung cùng.

Sự du nhập của Ki Tô Giáo vào Au Châu, Mỹ Châu, Uc Châu, và phần lớn Phi Châu và vùng Thái Bình Dương đã đưa tới sự hủy diệt một cách có hệ thống, toàn bộ những tôn giáo và nền văn hóa đa thần có trước thời đại KiTô.  Thật vậy, cuốn thánh kinh, với sự hỗ trợ của súng ống, đã dùng để trao đổi lấy đất đai của các thổ dân địa phương. (1)

Phát ra từ giáo hoàng, chức sắc cao nhất của Gia Tô Giáo, lời kêu gọi cải đạo là một lời Tuyên Chiến chống nền văn hóa Á Đông, các tôn giáo Á Đông, và xã hội Á Đông nói chung, An Độ Giáo nói riêng.  Sách lược cải đạo quần chúng vào Ki Tô Giáo mưu toan phá hủy linh hồn của Á Châu, cấy ghép vào đó một triết lý mà Á Châu không cần đến.  Á Châu không cần đến bất cứ một bài học nào về tôn giáo và lòng mộ đạo từ bất cứ ai. 

Tại sao mà một tôn giáo lại có thể toan tính loại trừ một tôn giáo khác qua sách lược cải đạo quần chúng?  Thật là rõ ràng, Giáo hoàng đang theo đuổi chính sách diệt tôn giáo (religious cleansing) Á Đông.  Phương cách hiểm độc và dã tâm (malicious and predatory) này thật là quá sức phi luân (immoral) và vô đạo đức (unethical).  Cái gì làm cho Giáo hoàng nghĩ rằng tôn giáo của ông là tôn giáo chân thật duy nhất?  Đó là sự tự phong và sự bất khoan nhượng đi đến cực đoan.  Ông ta có thể có quyền tin như vậy, nhưng ông ta không có quyền tổ chức một sự tấn công có phối hợp (concerted attack) vào các xã hội khác để hủy diệt bản chất của những xã hội này.

Sự cải đạo quần chúng đã gây nên sự chia rẽ chính trị trong nhiều quốc gia.  Giáo hoàng sẽ gây nên sự bất ổn định chính trị ở Á Châu với sách lược cải đạo này…Điều tệ hại nhất về hầu hết những hoạt động cải đạo của Ki Tô Giáo ở An Độ là những hoạt động này đặt nặng vào bả vật chất.  Ngụy trang sau bộ áo dịch vụ y tế và xã hội, nhiều nhà truyền giáo Ki Tô đã ép buộc hữu hiệu đám dân nghèo phải theo Ki Tô Giáo. (2)  Thượng đế của ai có thể hoan hỉ với sự gian dối như vậy? 

Sự đạo đức giả của giáo hoàng thật sự làm cho người ta sửng sốt.  Năm ngoái, trong một cuộc công du Châu Mỹ La Tinh, ông ta đã buộc tội những nhà truyền giáo Tin Lành là giẫm chân lên đàn con chiên của ông ta! (3) Ngày nay, cũng ông giáo hoàng đó lại tuyên bố rằng cải đạo là một nhân quyền.  Vậy thì, Vatican có công nhận tôn giáo nào khác ngoài Gia Tô Giáo?    Hiển nhiên là Giáo hoàng muốn sự cải đạo chỉ có một chiều vào Ki Tô Giáo.  Trong khi đánh bóng dịch vụ và tình thương của Gia Tô, qua niềm tin vô lý hung hăng của ông và thuyết không khoan nhượng về “một tôn giáo chân thật duy nhất”, Giáo hoàng  đã chứng tỏ  rằng sự  khoan nhượng và tốt đẹp của An Độ Giáo chẳng có gì đáng kể.

An độ giáo không phán xét các tôn giáo khác, và các tín đồ An Giáo đã lịch sự chấp nhận các tín đồ Ki Tô trong những cộng đồng của họ.  Họ chỉ đơn giản yêu cầu Giáo hội Gia Tô hãy miễn cho họ cái số phận của Au Châu và Mỹ Châu.  Thỏa mãn với tôn giáo của họ, những tín đồ An Giáo không thích người ngoài mưu toan thay đổi tôn giáo và chính trị dân tộc họ qua sự cải đạo quần chúng với sự sắp đặt cẩn thận.  Nhưng Giáo hoàng đòi hỏi phải cải đạo quần chúng.  Ông ta không có một khuyến khích nào để đối xử với nhau tử tế và hòa hợp.  Tín đồ An Giáo sẵn sàng sống cùng với các tín đồ Ki Tô.  Họ chỉ yêu cầu có một điều:  Giáo hội Gia Tô đừng có tìm cách loại bỏ An Giáo bằng cách cải đạo dân An, nghĩa là thay đổi An Độ vĩnh viễn.  Những tín đồ Ki Tô hiện đang sống ở An Độ có thể sống tự do nhưng đừng có toan tính cải đạo người khác.  Bảo vệ lãnh thổ, sự tự do và văn hóa có phải là một nhân quyền căn bản nhất hay không? (4)

Giáo hoàng nói về “gặt mùa đức tin ở Á Châu” làm như những tín đồ An Giáo và các tôn giáo khác chỉ là những ngũ cốc, chờ đợi để bị gặt hái và tích trữ vào trong vựa chứa.  Có thể có một số người thích được gọi như một đàn trâu bò (flock of cattle) [có lẽ flock of sheep (đàn chiên) đúng hơn. TCN], nhưng những tín đồ An Giáo không thích bị coi như là mùa màng bất động, không có sự sống, không thể bảo vệ chính mình.  Trong khi tham gia một cuộc họp đa tôn giáo, Giáo hoàng nói đến đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo.  Ngày hôm sau, ông ta quay trở lại nhấn mạnh Ki Tô Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu.  Đây là sự đạo đức giả và lừa dối cố ý tệ mạt nhất.

Giáo hoàng cương quyết loại trừ An Giáo và nền văn hóa An Dộ bằng chủ trương cải đạo quần chúng An vào Ki Tô Giáo chẳng khác gì chủ thuyết Taliban trong thời Trung Cổ.  Những tín đồ Hồi Giáo tiêu diệt những kẻ ngoại đạo bằng gươm giáo; Giáo hoàng có cùng chủ trương qua sách lược cải đạo.  Kết quả cũng như nhau.  Báo chí Tây phương không giữ một vai trò xác thực trong vấn đề này.  Luôn luôn, những bản tường trình từ những hãng thông tin Associated Press và Reuters mô tả những nhóm người An Giáo chống lại toan tính của Giáo hoàng xâm chiếm tôn giáo của họ như là những kẻ “cứng rắn” hoặc “cuồng tín”.  Vậy thì, có nên gọi cái nhóm (Gia Tô. TCN) cho rằng “chỉ có đạo của ta là đúng”, là “cứng rắn”, “cuồng tín” và “phát xít” hay không?  Trong khi đó, những tín đồ An Giáo sẵn sàng sống chung với mọi tín đồ tôn giáo khác -  chỉ không muốn bị những người kia nuốt - thì lại bị mạ lỡ.  Thật ra, bất cứ nhóm nào tuyên bố là mình duy nhất và tin rằng mọi người khác sai, và nhất là tích cực tìm cách loại trừ các nhóm khác, thì đã vô hiệu hóa mọi yêu sách của mình về những đặc quyền hoặc sự khoan nhượng từ phía những nhóm khác.  Điều hết sức cần đến hiện nay là sự khoan nhượng tôn giáo và sống chung hòa bình.  Các tôn giáo có thể tiếp tục tin vào tôn giáo của mình, nhưng không nên tìm cách hủy diệt các tôn giáo khác.  Mọi sự tấn công có tổ chức vào một tôn giáo nào cũng sẽ mang bất hạnh đến mọi người.


Chú thích của người dịch:

(1) Giám mục Nam Phi Desmond Tutu than: “Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh kinh.  Chúng tôi tin họ, nhắm mắt cầu nguyện, Thánh kinh trên tay.  Khi chúng tôi mở mắt ra thì chúng tôi có cuốn Thánh kinh và họ có đất đai của chúng tôi.” (We have our lands and they came with their Bible.  We believe in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed.  When we open our eyes, we have the Bible and they have our lands.)

(2) Phù hợp với câu “Theo đạo có gạo mà ăn” của người Việt Nam.

(3) Thật ra, giáo hoàng John Paul II lên án những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là “những con chó sói đói mồi..gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng của chúng ta.” (ravenous wolves..causing discord and division in our communities.) 

(4) Giáo hoàng John Paul II khuyên: “Các quốc gia phải gìn giữ nền văn hóa của mình như là biểu thị của phẩm cách quốc gia.” (Countries must preserve their culture as an expression of national dignity).

 


Cập nhật ngày : 01-01-2002


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Diễn Đàn

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com